Công văn “V/v tăng cường các biện pháp phòng, chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người trên địa bàn thành phố”
27 01 2016
in trangHiện nay, tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp; theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), trong năm 2015, tại Trung Quốc có 94 ca tử vong/226 người mắc bệnh cúm A/H7N9;
BCH ĐOÀN TP.HẢI PHÒNG *** Số: 2099-CV/TĐTN-TG “V/v tăng cường các biện pháp phòng, chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người trên địa bàn thành phố” |
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Hải Phòng, ngày 26 tháng 01 năm 2016 |
Kính gửi: - Các Quận, Huyện đoàn, Đoàn trực thuộc;
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành đoàn.
Hiện nay, tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp; theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), trong năm 2015, tại Trung Quốc có 94 ca tử vong/226 người mắc bệnh cúm A/H7N9; phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên người, gia cầm và môi trường (trong đó có tỉnh Quảng Tây tiếp giáp biên giới Việt Nam); đồng thời xảy ra nhiều ổ dịch cúm trên gia cầm do vi rút cúm A/H5N1, A/H5N2, A/H5N6, A/H5N3, A/H5N8... nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao xâm nhiễm vào Việt Nam rất cao thông qua hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Theo Cục Thú y, năm 2015, trên địa bàn cả nước có 23 tỉnh, thành phố xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1, H5N6; trong đó tháng 01/2015, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 02 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại hai xã Đông Hưng và Tây Hưng, huyện Tiên Lãng, 2.800 con gà mắc bệnh phải tiêu hủy; hiện có 02 tỉnh có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày; kết quả giám sát vi rút cúm gia cầm A/H5N6, tỷ lệ lưu hành vi rút trung bình 4,87%, tiềm ẩn nguy cơ dịch xâm nhập, tái phát trên địa bàn thành phố.
Để chủ động ngăn chặn dịch cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao xâm nhập, phát sinh gây tác hại trên địa bàn thành phố; thực hiện Công điện số 01/CĐ-CT ngày 08/01/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người trên địa bàn thành phố, Ban Thường vụ Thành đoàn đề nghị Ban Thường vụ các Quận, Huyện đoàn, Đoàn trực thuộc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành đoàn triển khai một số nội dung cụ thể như sau:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến đoàn viên thanh thiếu nhi về sự nguy hiểm, tác hại của dịch cúm gia cầm đối với sức khỏe, tính mạng con người; các biện pháp phòng, chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người thông qua website, mạng xã hội Facebook, chương trình phát thanh thanh niên của cơ sở Đoàn,... hoặc có thể lồng ghép vào trong các chương trình, hội nghị mà cơ sở Đoàn đang triển khai thực hiện.
- Phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia cầm an toàn dịch bệnh; thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, phòng, chống dịch bệnh theo quy định; chủ động khai báo cho Trạm Thú y địa phương khi phát hiện gia cầm ốm, chết bất thường không rõ nguyên nhân; nghiêm cấm việc giấu dịch, bán chạy gia cầm mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh; không buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y.
3. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên có mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm tại các huyện trên địa bàn thành phố, đặc biệt là huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, thực hiện quy trình vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; gia cầm giống nhập về nuôi phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y nơi xuất phát và nuôi cách ly 21 ngày trước khi cho nhập đàn; khi phát hiện gia cầm ốm, chết nghi dịch cúm gia cầm phải báo ngay cho Trạm Thú y địa phương.
Ban Thường vụ Thành đoàn đề nghị các Quận, Huyện đoàn, Đoàn trực thuộc, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành đoàn nghiêm túc triển khai thực hiện.
Nơi nhận: - Như kính gửi; - Lưu TG, VPTH.
|
TM. BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ĐOÀN PHÓ BÍ THƯ
(Đã ký)
Đào Phú Dương |
Admin