Từ đường Họ Phạm, làng Ngải Am, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo
06 04 2023
in trang
1. Tên Điểm du lịch: Di tích lịch sử Từ đường họ Phạm làng Ngải Am, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
2. Địa chỉ: Thôn 8, làng Ngải Am (Nay là thôn Nam Ngãi Am), xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
3. Khái quát về địa điểm:
3.1 Lịch sử di tích.
Ngải Am là một địa phương hình thành có thể từ rất xa xưa vào thế kỷ thứ 9,
thứ 10. Theo tương truyền và Thần tích, Thần sắc của làng còn ghi lại: Vua Lê Đại
Hành thế kỷ 10 đi đánh giặc Tống qua Ngải Am và lưu lại một bài thơ.
Làng Ngải Am có tên Nôm là làng Ngẩy, tên Nôm của làng cho ta suy nghĩ sự hình thành rất cổ xưa của làng Ngải Am (các làng xã hình thành từ cổ xưa thường có tên Nôm - tên gọi địa danh chỉ có một chữ). Dưới triều Nguyễn, làng Ngải Am thuộc tổng Ngải Am, huyện Vĩnh Bảo. Tổng Ngải Am có bảy xã gồm: Ngải Am, Dương Am, Hàm Dương, Lôi Trạch, Tiên Am, Bào Am, Nam Am. Đen nay xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo có ba làng xã .xưa: Ngải Am, Hàm Dương, Lôi Trạch. Xưa làng Ngải Am chia làm năm giáp: Giáp Tả, Giáp Phú, Giáp Lai, Giáp Chính Trong và giáp Chính Tiền. Các dòng họ đến đây khai hoang lập ấp có họ Lê, Phạm, Đỗ, Nguyễn, Đoàn...Trong đó họ Phạm chiếm tới số dân một nửa làng. Làng Ngải Am trước kia có hai đình: Đình Xuân Điện, Đình Địa Linh. Đình Địa Linh thờ Ngài Nga Nương Công chúa. Một miếu có tên Miếu Sau. Miếu Sau thờ Hoa Nương Công chúa. Hiện nay chỉ còn Miếu Sau, làng có ba chùa: Chùa Đền (Xuân Linh tự), Chùa Sau còn gọi chùa Địa Linh (tên chữ Phúc Linh tự). Làng Ngải Am hiện có bốn thôn: Thôn 7, 8, 9, 10. Cho đến nay, sau sáp nhập thôn còn 2 thôn: Bắc Ngãi Am và Nam Ngãi Am.
Theo Thần tích - Thần sắc của làng Ngải Am, làng thờ bốn vị Thành hoàng:
- Thổ Lệnh (không rõ tên hiệu).
- Từ Nhan Đức Hạnh Trinh Thục Phu nhân.
- Nga Nương Ngọc Bảo, Trinh Thục Phu nhân.
- Hoa Nương Ngọc Thị Trinh Thục Phu nhân.
Theo thần tích Thần Thổ lệnh âm phù vua Lê Hoàn đánh giặc Tống, ba vị Thành Hoàng còn lại là ba mẹ con, bà Từ nhan là mẹ, bà sinh đôi ra hai người con gái, ba mẹ con có công âm phù cho nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng năm 1288.
Theo các cụ cao niên của dòng họ Phạm làng Ngải Am cho biết từ đường của dòng họ đã được xây dựng gần 200 năm. Từ đường khởi tạo nhỏ bé bằng tranh tre, nứa lá. Đến thế kỷ XIX được làm to đẹp bằng gỗ lợp ngói mũi, có cấu trúc chữ Nhị. Năm 1987 được làm lại lần cuối cùng, có cấu trúc như hiện nay.
3.2 Lịch sử dòng họ.
Khởi thủy tổ của họ Phạm, làng Ngải Am là cụ Phạm Phúc Thuần, cụ bà là Lê Thị, hiệu Từ Khánh. Theo các cụ cao niên của dòng họ Phạm cho biết phát tích của dòng họ từ huyện Nông cống, Thanh Hóa chuyển về. Tiên tổ dòng họ Phạm sinh sống bằng nghề canh nông và đánh bắt hài sản. Họ Phạm đến đờì thứ ba phát triển thành ba nhánh và được đặt tên đệm khác nhau: Phạm Viết, Phạm Doãn, Phạm Văn, ba ngành họ Phạm sau này đều có từ đường cổ. Hiện nay lăng của cụ ông khởi thủy tổ dòng họ được xây tại nghĩa trang nhân dân làng Ngải Am, thuộc cánh đồng Rọ của làng. Đen nay dòng họ Phạm đã kế thế truyền qua 15 đời (tính theo thời gian khoảng trên dưới 400 năm). Trong thời kỳ phong kiến, họ Phạm Ngải Am có một cụ đỗ Tú tài, một cụ làm quan trong triều đình. Cậc chức dịch như: Chảnh tổng, Tiên chỉ, Hương hội, Lý trưởng... đời nào họ Phạm cũng có. Trong thời kỳ đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, một số gia đình họ Phạm Ngải Am theo tiếng gọi của Đảng đã lên tỉnh Lào Cai để phát triển vùng kinh tế mới. Đến nay tại Lào Cai họ Phạm đã phát triển tới hàng trăm đình, cộng đồng họ Phạm tại Lào Cai đã xây dựng được từ đường để phụng thờ, tri ân tổ tiên.
Trong số những người họ Phạm, Ngải Am có công tích, thành đạt trong thời kỳ phong kiến có cụ Phạm Văn Xô. Cụ thuộc đời thứ tư, cụ học hành đỗ đạt và được triều đình bổ làm quan, giữ chức Hộ Thành tại Kinh thành Thăng Long (tương đương Giám đốc công an của Thủ đô Hà Nội bây giờ). Sau cụ được điều ra làm tướng giữ vùng biên ải, cụ đã lập được nhiều công trạng. Trong vụ chính biến tại phủ Chúa Trịnh tháng 10 năm Tân Sửu (1781) Trịnh Cán lên làm Chúa được một tháng bị giáng. Trịnh Khải lên ngôi Chúa ( 1782-1786 ), cụ Xô đà có còng phò
Chúa Trịnh lên ngôi giữ vững triều chính, được nhà Chúa yêu mến, ban cho quốc
tính đổi theo họ Chùa là Trịnh Xô. Sau này, ông làm quan lớn tại Kinh thành Thăng Long. Dòng họ hiện còn lưu giữ được một đạo sắc phong của vua Lê Cảnh Hưng năm 46 (1785). Sắc đã rách một số chỗ. Vì vậy việc dịch nội dung sắc khó khăn. Song có thể tóm lược sắc phong vua Lê Cảnh Hương phong cho ngài Trịnh Khắc Xô vì có công phò chúa Trịnh (Tự Vương) lên ngôi nên được ban sắc phong cho giữ chức mới cao hơn.
Trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến chống Pháp, các ông Phạm Đình Hàm, Phạm Đình Phòng đã giác ngộ cách mạng và tham gia phong trào Việt Minh, các cụ đã được kết nạo vào Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1945. Từ năm 1945-1946 xã Hòa Bình có 9 người được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương trong số đó phần lớn là con cháu dòng họ Phạm.
Trong thời kỳ chín năm kháng chiến chống Pháp, trong khuôn viên đất từ đường họ Phạm có 2 hầm bí mật để che dấu, nuôi dưỡng, bảo vệ lực lượng kháng chiến. Từ đường họ Phạm còn là địa điểm hội họp, làm việc bí mật của lực lượng kháng chiến.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, họ Phạm có tới 200 con em tham gia quân đội đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tổng kết 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, họ Phạm có 2 cụ được tặng danh hiệu Lão thành cách mạng (cũng là 2 cụ Lão thành cách mạng của cả xã Hòa Bình), 5 cụ trên 60 tuổi Đảng, có 208 người tham gia quân đội, 18 người là liệt sỹ, 1 gia đình được tặng danh hiệu có công với nước, 1 tử sỹ, 13 người là thương bệnh binh, 107 người được Nhà nước tặng thưởng 189 huân huy chương và kỷ niệm chương, 1 bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Dòng họ có nhiều người phấn đấu trở thành cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, nhiều người học hành là cử nhân, kỹ sư, bác sỹ, Thạc sỹ, đóng góp một phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
3.3 Những di vật tiêu biểu trong di tích.
- Bức đại tự: Đại tự bằng gỗ có kích thước 1,95 x 0,85m được treo tại gian chính của từ đường. Đại tự cấu tạo khung diềm kép, khung ngoài làm kiểu vỏ măng, trên khung chạm nổi hoa dây, tứ quý. Diềm trong chạm thủng hoa dây, chạy theo khung diềm lớn. Đại tự nền sơn then, bên trong chạm nổi 4 chữ Hán lớn “Quang tiền thùy hậu” nghĩa là tiên tổ sáng tỏ ở đời trước và giúp đỡ, che chở cho đời sau. Chữ Hán được sơn màu hoàng kim. Đại tự được tạo tác vào đầu thế kỷ XX.
- Hai bức đại tự hai gian bên: Đại tự hai bức chất liệu gỗ treo hai gian bên của từ đường, có kích thước tương tự nhau, và bằng kích thước của bức đại tự treo tại gian giữa. Đại tự có cấu tạo khung diềm kép, khung diềm ngoài lớn, hình chữ nhật trên khung chạm nổi đề tài hoa lá, thư bút điểm xuyết có các mảng gấm. Diềm trong chạm hoa dây chạy theo diềm khung ngoài. Nền đại tự sơn then. Đại tự hai bức đều khăc nổi bốn chữ Hán lớn. Chữ đại tự bên tả là “Minh đức dã viễn” nghĩa là đức của tiên tổ rất sáng rõ từ xa xưa. Chữ đại tự bên hữu là “Kế tự kỳ hoàng” nghĩa là dòng họ kế tiếp được sự nghiệp lớn lao của tiên tổ. Chử trên đại tự được sơn thếp màu hoàng kim. Đại tự được tạo tác đầu thế kỷ XX.
- Câu đối: Câu đối chất liệu gỗ kiểu lòng máng treo tại gian trung tâm từ đường. Câu đối chạm khắc phần diềm xung quanh rất tỷ mỷ với đề tài hoa dây tứ quý, phần đầu và chân câu đối chạm nổi bong kênh theo thức thượng cầm hạ thú. Nền câu đối sơn then, câu đối chữ Hán mỗi vế có 11 chữ.
Vế phải:
Tiên tổ thị hoàng mộc bản thủy nguyên thiên cổ niệm,
Vế trái:
Hậu giai khắc thiệu kim chi ngọc điệp vạn niên vinh,
Tạm dịch:
Vế phải:
Như cây có gốc, như nước có nguồn. Mãi mãi nhớ ơn về tiên tổ.
Vế trái:
Như lá xanh, như cành tốt con cháu đều sáng sủa hiển vinh.
Câu đối được tạo tác đầu thế kỷ XX.
- Khám thờ: Khám thờ làm bằng gỗ, theo kiểu khám kép, có ba lớp cửa, trên có chắn trương, trên chắn trương chạm nổi lưỡng long hóa chầu nguyệt, trên các lớp cửa đều chạm trang trí theo kiểu cửa võng cửa ngoài chạm thủng lưỡng phụng chầu thư, cửa võng lớp cửa giữa chạm thủng hoa dây chỉ rủ. Lớp cửa trong cùng cấu tạo 3 gian cửa mỗi gian 2 cánh. Trên cánh cửa trang trí hoa văn. Hai bên phần 2 cánh cửa giáp nhau ở giữa khám chạm nổi hoa lá kết thành hình chữ Phúc, chữ Thọ theo kiểu chữ triện cách điệu. Đế khám làm kiểu chân quỳ dạ cá, trên dạ cá chạm nổi hoa dây chữ triện lá giắt. Khám sơn son thiếp bạc phủ hoàn kim, được tạo tác đầu thế kỷ XX.
3.4 Lễ hội sinh hoạt văn hóa tại di tích
Hàng năm vào ngày 27/2, dòng họ tổ chức giỗ Tổ. Vào chiều hôm trước, dòng họ tổ chức lễ rước Linh vị của 2 vị khởi thủy tổ Ông và Bà về từ đường để làm lễ cáo yết. Ngày 27/2 dòng họ tổ chức dâng hương tế lễ tiên tổ. Vào dịp này, con cháu dòng họ từ mọi nơi về rất đông tới vài trăm người. Các chi nhánh dòng họ tại tỉnh Lao Cai, nhánh làm ăn ở xã Đông Hưng, Tiên Lãng cũng đều về dự lễ. Lễ tổ dòng họ rất đông vui, có năm dòng họ thuê biểu diễn hát chèo, ca trù…
Ngày nay, dòng họ mở rộng phát triển các hoạt động sinh hoạt mới như: lập ba quỹ khuyến học, quỹ báo hiếu, quỹ trùng tu, tôn tạo di tích. Vào ngày ấn định Chủ Nhật tuần đầu tháng 9 dương lịch hàng năm, sau lễ khai giảng, dòng họ tổ chức lễ phát phần thưởng cho các cháu học sinh giỏi và các cháu vượt khó trong học tập.
Thành đoàn Hải Phòng