TỪ ĐƯỜNG HỌ BÙI, KHU TRUNG HÀNH 6, PHƯỜNG ĐẰNG LÂM, QUẬN HẢI AN

12 06 2023

in trang

Từ đường họ Bùi khu Trung Hành 6, phường Đằng Lâm, quận Hải An hiện toạ lạc trên khuôn viên mảnh đất có diện tích trên 1.000 m2 thuộc địa danh nó đang mang tên. Từ đường họ Bùi là một công trình kiến trúc chứa đựng nhiểu nét lich sử văn hoá được xây dựng từ xa xưa cách ngày nay trên 1 thế kỷ, và hiện đang được sử dụng khai thác phát huy những giá trị như một thực thể, một địa chỉ di tích lịch sử văn hoá của địa phương nói riêng và của thành phố Hải Phòng nói chung.


Từ đường họ Bùi khu Trung Hành 6, phường Đằng Lâm, quận Hải An hiện toạ lạc trên khuôn viên mảnh đất có diện tích trên 1.000 m2 thuộc địa danh nó đang mang tên. Từ đường họ Bùi là một công trình kiến trúc chứa đựng nhiểu nét lich sử văn hoá được xây dựng từ xa xưa cách ngày nay trên 1 thế kỷ, và hiện đang được sử dụng khai thác phát huy những giá trị như một thực thể, một địa chỉ di tích lịch sử văn hoá của địa phương nói riêng và của thành phố Hải Phòng nói chung.

Cũng như các ngôi từ đường khác của các dòng họ người Việt trong làng xã. Từ đường họ Bùi khu dân cư Trung Hành 6 phường Đằng Lâm, quân Hải An được xây dựng lên để phụng thờ vị thuỷ tổ của dòng họ và các chư vị chân linh đã xa quá năm đời của các gia đình trong dòng họ rước vào để phụng thờ.

Theo truyền ngôn của các bậc cao niên trong dòng họ Bùi và một số dòng họ có mặt sớm ở mảnh đất làng Trung Hành xưa nay là khu Trung Hành, phường Đằng Lâm, quận Hải An thì thủy tổ của dòng ho Bùi đến nơi đây từ thời Lê – Mạc thế kỷ XVI cho đến nay dòng họ Bùi đã phát triển có trên hai mươi đời. Cũng theo các cụ cao niên trong dòng họ Bùi cho biết phát tích của dòng họ là từ tỉnh Thái Bình. Song do chưa có điều kiện nên họ Bùi ở Trung Hành chưa tìm được cội nguồn, gốc rễ cố hương của dòng họ mình thuộc nơi nào của tỉnh Thái Bình.

Qua bia đá đặt tại lăng mộ thuỷ tổ của dòng họ Bùi, nằm trong khuôn viên đất của từ đường họ Bùi hiện nay, bia được dựng năm thứ 21 triều vua Minh Mạng thời Nguyễn tức là năm 1840, có ghi thuỷ tổ dòng họ Bùi là “Bùi Chúa đô tướng quân” (Chức: Thượng thư Bộ lại, Tước: Thao quốc công), vợ là “Quận Phu Nhân”.

Cũng qua nội dung ghi trong bia “Bản xã tạo đình” bia được đặt trong nhà bia đình Trung Hành. Bia được dựng năm 11 triều vua Gia Long nhà Nguyễn, tức là năm 1812 ghi phần đầu của bia liệt sáu vị thuỷ tổ của 6 dòng họ ở Trung Hành vào bậc hậu thần và được tôn thờ phối hưởng trong đình làng, gồm họ Bùi, họ Vũ, họ Lê, họ Nguyễn, họ Khoa, họ Đỗ. Thuỷ tổ họ Bùi được ghi đầu tiên và có chính danh là “Chúa Đô tướng công” vợ là “Quận Phu Nhân”.

Hiện tại qua các tài liệu được bảo lưu tại địa phương và của dòng họ Bùi  Trung Hành chưa đủ các căn cứ để chúng ta xác định được vai trò, vị trí, công lao, phẩm tước của vị thuỷ tổ dòng họ Bùi ở Trung Hành như thế nào với đất nước, với triều đại phong kiến đương thời, chỉ biết được dân làng, các dòng họ của làng Trung Hành xưa tôn vinh là bậc có công lớn đứng vào hàng đầu trong các bậc được thờ hậu thần phối hưởng.

Từ vị thuỷ tổ họ Bùi theo thời gian dòng họ Bùi làng Trung Hành xưa phát triển thành một vọng tộc có danh tiếng từ thời Hậu Lê. Theo nội dung văn bia của dòng họ Bùi và một số bia còn lưu giữ của làng Trung Hành tổng Trung Hành, ghi chép hậu duệ dòng họ Bùi Trung Hành có rất nhiều người có học vị và làm quan to, có chức vụ phẩm tước lớn thời Hậu Lê, có những vị làm tới thủ tướng hàng quan đứng đầu triều. Bia “Bản tổng tiên hiển bia ký” dựng năm vua Minh Mạng thứ 6 tức là năm 1825 có ghi những vị chức sắc lớn của dòng họ Bùi, tổng Trung Hành như sau:

- Thủ tướng lâm quốc công Bùi tướng công tự công Đổ (lấy em gái vua Mạc đăng Dung).

- Thủ tướng trấn quốc công Bùi công hiệu Hoàng Đạt.

- Đặc tiến Kim tử Vĩnh lộc đại phu, Diên Khánh hầu Bùi Công Thi Chính tín.

- Đặc tiến Kim tử Vĩnh lộc đại phu Bùi Viên Sinh.

- Nam quân Đô đốc, phủ tả đô đốc, trưởng phủ sự Thiếu bảo – Hoa quốc công Bùi phúc Thọ.

- Bùi thiên đô tướng, quốc tử giám sinh Đô tướng lâm quốc – Bùi Chử

 Cùng với các dòng họ khác trong xã Trung Hành xưa, đặc biệt là dòng họ Vũ một lệnh tộc của xã Trung Hành, có mối quan hệ dâu gia, ngay từ rất sớm đó là thuỷ tổ họ Vũ Trung Hành là Bản quận công Vũ Vĩnh Thái, rể của dòng họ Bùi, sau này mối quan hệ của hai dòng họ Bùi, Vũ rất mật thiết khăng khít và thường dâu gia với nhau, đã góp phần làm cho Trung Hành thành một địa phương nổi tiếng, bởi có nhiều bậc quan chức lớn, chính vì vậy đã trở thành câu ca trong dân gian: “An Dương, Trung Hành, Kim Thành, Quỳnh Khê”; đó là hai xã nổi tiếng có nhiều quan chức lớn của xứ Đông xưa - Thuỷ tổ của họ Hoa gốc Mạc Trung Hành là cháu rể của họ Bùi Trung Hành.

Theo sự phát triển của lịch sử, dòng họ Bùi Trung Hành đến thời có Đảng, Bác Hồ dẫn đường, chỉ lối đã có nhiều người đi làm Cách mạng, kháng chiến. Trong kháng chiến chống Pháp nhiều người tham gia trong lực lượng vũ trang và nhiều người đã trở thành những sỹ quan cao cấp của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước hàng trăm con em họ Bùi lên đường ra chiến trường chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Trong số đó có 14 người đã trở thành những liệt sỹ, máu của các anh đã tô thắm cho lá cờ tổ quốc hôm nay và tên tuổi các anh còn mãi với non sông đất nước.

Trong công việc xây dựng, kiến thiết đất nước và sự nghiệp đổi mới hiện nay, dòng họ Bùi Trung Hành có nhiều người là bác sĩ, kỹ sư, cử nhân, doanh nhân, cán bộ của Đảng và Nhà nước. Dòng họ Bùi ở Trung Hành hiện nay có trên hơn 2.000 nhân khẩu, với trên 500 hộ gia đình đang cùng với nhân dân địa phương hàng ngày, hàng giờ góp công sức để xây dựng kiến thiết đổi mới quê hương, thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước ta thành một nước dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Từ đường họ Bùi còn lưu giữ được một số những di vật như khám thờ, ỉ, bài vị, bát biểu, cuốn thư ... các di vật đều có niên đại đầu thế kỷ XX. Thời gian gần đây con cháu dòng họ tiếp tục tiến cúng vào từ đường các đai tự, câu đối, lọ lục bình ... Đồ thờ tự tế của từ đường trở lên phong phú, đa dạng, có cả cổ lẫn kim tạo cho từ đường họ Bùi ngày càng trang nghiêm, uy linh hơn.

Từ đường họ Bùi từ xưa và đến ngày nay đã thành truyền thống, hàng tháng vào ngày sóc, vọng mọi người trong dòng họ đến dâng hương. Hàng năm, dòng họ tổ chức 2 ngày sự lệ lớn tập hợp mọi hộ trong dòng họ đến dự đó là ngày lễ giỗ tổ vào ngày 15/3, ngày giỗ hậu 14/11. Ngoài ra dòng họ Bùi còn tổ chức lễ Thượng Nguyên tại từ đường ngày 15 tháng Giêng. Trong các dip lễ, tết, đặc biệt là tết Nguyên Đán cũng như dịp tết lễ quan trọng của các hộ dân trong dòng họ Bùi, mọi người thường đến tiến lễ dâng hương tưởng niệm tại từ đường, truy ơn các bậc tiên tổ và cầu mong tổ tiên phù hộ, độ trì cho quốc thái dân an, mọi người trong dòng họ được an khang thinh vượng. Các hoạt động văn hoá tín ngưỡng tại từ đường thể hiện rõ truyền thống uống nước nhớ nguồn, một đạo lý cao đẹp của dân tộc ta.

Trong quá trình thăng trầm của lịch sử và với sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới gió mùa các công trình bằng gỗ cổ truyền về văn hoá tâm linh tín ngưỡng của công đồng cư dân ở các làng xã trong thành phố Hải Phòng đã và đang bị xuống cấp và bị huỷ hoại, đổ nát. Số các công trình gỗ cổ truyền có trên 100 tuổi như từ đường họ Bùi ở Trung Hành, phường Đằng Lâm, quận Hải An, còn lại rất ít và đang trở thành quý hiếm. Mặc dù đã qua trùng tu nhiều lần song các yếu tố gốc cơ bản về kết cấu, cấu kiện của ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn như từ khi mới khởi tạo. Qua đợt trùng tu, tu bổ lớn năm 2004 di tích từ đường họ Bùi hiện rất khang trang vững chắc cùng với những đồ thờ tự tế khí dưới dạng cổ vật, di vật hiện bảo tồn trong di tích và những hoạt động văn hoá phi vật thể tại từ đường của dòng họ Bùi.

Di tích từ đường họ Bùi khu Trung Hành 6 phường Đằng Lâm, quân Hải An tự thân nó đang đóng góp cho việc bảo tồn gìn giữ phát huy các công trình gỗ cổ truyền của cộng đồng dân cư đồng bằng Bắc Bộ.

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke