MIẾU NGHĨA LỘ, THÔN MINH TÂN, XÃ NGHĨA LỘ, HUYỆN CÁT HẢI

20 07 2023

in trang

Miếu Nghĩa Lộ tọa lạc tại thôn Minh Tân, xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Căn cứ tấm bia đình Phong Niên, khắc năm Chính Hòa 25 (1705), vùng đất này thuộc xã An Phong, huyện Hoa Phong, phủ Hải Đông. Đến thời Nguyễn (thế kỷ 19), xã An Phong đổi tên thành Phong Niên, thuộc tổng An Khoái, huyện Nghiêu Phong, phủ Sơn Định.


Miếu Nghĩa Lộ tọa lạc tại thôn Minh Tân, xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Căn cứ tấm bia đình Phong Niên, khắc năm Chính Hòa 25 (1705), vùng đất này thuộc xã An Phong, huyện Hoa Phong, phủ Hải Đông. Đến thời Nguyễn (thế kỷ 19), xã An Phong đổi tên thành Phong Niên, thuộc tổng An Khoái, huyện Nghiêu Phong, phủ Sơn Định.

Cổng Miếu Tổ Sơn – Thánh Mẫu

Thời Nguyễn, xã Phong Niên gồm 4 thôn: Nghĩa Lộ (làng Sò), Phong Niên (Trúc Ả), Ninh Tiếp (làng Nép) và Đồng Nam (Sú Lâm). Vào đầu thế kỷ 20, làng Sò tách ra thành lập làng mới mang tên Nghĩa Lộ.

Miếu Nghĩa Lộ tôn thờ Đức thành Hùng Sơn làm thành hoàng. Sự tích về ngài được ghi trong bản thần phả của xã như sau:

Lăng Mộ Hùng Sơn

Vào thời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lược nước ta, theo lời hiệu triệu của vua Hùng, Hùng Sơn, một chàng trai vùng biển, người làng Sò, thạo nghề sông nước, giỏi võ nghệ, đã đứng ra chiêu tập dân binh, thành lập đội thủy binh, xin với vua Hùng chặn đánh giặc Ân xâm phạm vùng biển Đông Bắc của tổ quốc. Đội quân của Hùng Sơn đánh nhiều trận, lập nhiều chiến công, làm chậm đường tiến quân của quân giặc. Nhưng thế giặc quá mạnh, nên trong một trận quyết chiến trên biển, Hùng Sơn đã anh dũng hy sinh. Thi thể ngài trôi về đảo cát quê hương cùng một cành cây lớn, cành lá xum xuê. Dân làng thương xót, rước thi thể Hùng Sơn chôn cất trọng thể, sau dựng miếu, đình tôn thờ. Thấy cành cây trôi theo đâm chồi, nẩy rễ, dân làng ngắt thành 3 nhánh: 2 nhánh trồng ở miếu thờ, còn nhánh thứ 3 trồng ở nơi bà mẹ ở. Không biết tên cây, dân làng gọi là “cây thơm”. Khi mẹ Hùng Sơn mất, dân làng lập miếu thờ dưới bóng “cây Thơm”, gọi là miếu Tổ Mẫu.

Miếu Nghĩa Lộ được xây dựng từ lâu đời, được tôn tạo vào thời Hậu Lê (thế kỷ 18). Năm 1953, đình bị thực dân Pháp phá hủy. Gần đây được phục dựng lại theo kiểu chữ Đinh với 3 gian tiền tế, 2 gian hậu cung.

Miếu Tổ Mẫu là công trình kiến trúc giản đơn, với 3 gian lợp ngói. xưa được bao bọc bởi rừng cây, nay còn sót lại cây gạo, cây đa, “cây thơm”.

Hình ảnh cây thơm

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đình, miếu Nghĩa Lộ là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, góp phần làm phong phú trang sử vàng truyền thống của huyện đảo anh hùng. 

Sau cách mạng tháng Tám thành công, đình Nghĩa Lộ là nơi hội họp, tuyên truyền đường lối cách mạng khánh chiến, là trụ sở làm việc của chính quyền cách mạng lâm thời xã Phú Lâm (Nghĩa Lộ-Đồng Bài). Đình, miếu Nghĩa Lộ cũng được sử dụng làm nơi đặt hộp thư mật, liên lạc, chỉ đạo của lãnh đạo Việt Minh với các cơ sở cách mạng các xã trong huyện.

  Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954), Nghĩa Lộ là nơi đưa, đón cán bộ cách mạng từ vùng tự do Hà Sen, Đông Triều về khu Đôn Lương hoạt động, nơi tiễn đưa con em nhân dân Đôn Lương ra vùng tự do tham gia kháng chiến.

Ngày 28/2/1947, quân Pháp tấn công huyện Cát Hải và thị trấn Cát Bà. Xác định được vị trí chiến lược của xã Nghĩa Lộ trong phong trào cách mạng khu Đôn Lương, quân Pháp lập đồn tại đình Nghĩa Lộ, cho một trung đội đóng giữ với mục đích tiêu diệt lực lượng Việt minh.

Thực hiện sự lãnh đạo của huyện uỷ Cát Hải, cán bộ, đảng viên, du kích và các gia đình trung kiên vẫn kiên trì bám trụ hoạt động, đào hầm bí mật, hình thành căn cứ Ninh Tiếp. bí mật xây dựng nhân mối trong đồn địch. 

Vào 22 giờ ngày 25 tháng 01 năm 1954, du kích Cát Hải và xã Nghĩa Lộ phối hợp với binh lính làm binh biến tập kích đồn Nghĩa Lộ. Tên đồn trưởng, trung đội trưởng và 3 lính ác ôn bị tiêu diệt; ta thu một súng trung liên, 1 súng lục, 11 súng trường và nhiều đạn dược; 19 binh lính trở về với cách mạng. Thắng lợi của trận đánh làm cho thực dân Pháp lo sợ, tạo thuận lợi cho phong trào kháng chiến phát triển, góp phần làm nên truyền thống “Hà Sen anh dũng – Đô Lương kiên cường” của quân và dân huyện Cát Hải.      

                 

Đình Nghĩa Lộ tọa lạc trên cùng một dải đất của Làng Sò, thuộc tổng An Khoái, huyện Hoa Phong, phủ Hải Đông, nay thuộc thôn Minh Tân, xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Đình được xây dựng niên đại thế kỷ 20.

Một số hình ảnh về Miếu Tổ Sơn – Thánh Mẫu

Đình thờ Thành hoàng làng: Hùng Sơn – Đông Hải Đại Vương; Nam Hải Đại Vương.

Được các triều đại Vua nhà Nguyễn cấp 5 sắc phong cho Nghĩa Lộ, huyện Nghiêu Phong, tỉnh Quảng Yên nay là Huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, Đình thờ Lâm Thành hoàng làng (5 sắc phong được dân làng phục chế lại vào tháng 3 năm Đinh Dậu 2017).

* Sắc 1: Vào năm Tự đức thứ 3 (1878) nhân ngày mừng thọ vua 50 tuổi. Phong cho Thành hoàng danh hiệu: Bảo vệ chính trực hựu thiện đôn ngưng bản cảnh thành hoàng chi thần.

* Sắc 2: Vào ngày 01/7 năm Đồng Khánh 2 (1887) ngoài chức trên ngài còn được Vua tặng thêm Mỹ tự: dực bảo Trung Hưng. Trong sắc phong không nói tên thật của ngài là gì (hiện nay bảo tàng Hải Phòng đang tra cứu để biết tên thật của ngài), từ trước đến nay đình Nghĩa Lộ vẫn thờ Nam Hải Đại Vương – Phạm Từ Nghi.

* Sắc 3, sắc 4: Ngày 18/11 năm Thành Thái, nguyên niên 1889, sắc cho Nghĩa Lộ, huyện Nghiên phong, tỉnh Quảng Yên thờ Đông Hải Tôn Thần. Được nhà vua ban phong “Huệ Hoằng hiệp, quảng nhuận trắc vĩ, dực bảo trung hưng thượng đẳng thần.”, phụng thờ thần Hùng Sơn linh ứng, tú ngưng dực Bảo, Trung Hưng chi thần.

* Sắc 5: Ngày 11/8 năm Duy Tân 3 (1909) nhân ngày đại lễ Tấn Quang Niên hiệu vua Duy Tân nguyên niên 1907, sắc cho Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, tỉnh Quảng Yên thờ Các Vị:

Bia sắc phong

+ Huệ trạch Hoàng Hiệp, quảng nhuận trác vĩ, dực bảo trung hưng, Đông Hải thượng đẳng thần.

+ Tú ngưng dực bảo trung hưng, Hùng Sơn Linh ứng chi thần.

+ Bảo vệ chính trực, hựu thiện đôn ngưng, dực bảo trung hưng, bản cảnh, thành hoàng chi thần.

Ngày Tế Lễ hàng năm vào ngày 11/12/13/ tháng 6 âm lịch.

Đình làng Nghĩa Lộ trong kháng chiến chống Pháp là nơi đưa đón cán bộ, con em địa phương ở khu Đôn Lương về khu Đông Triều, Quảng Ninh căn cứ Hà Sen, Cát Bà hoạt động cách mạng.

Đình làng Nghĩa Lộ tiếp giáp với các sông Cái Chùa, Cái Tray, Cái Guông và một số nhánh sông thuận lợi cho việc di lại bằng phương tiện thủy, với địa hình giao thông thuận lợi do thực dân pháp cho đóng bốt tại Đình nhằm ngăn cản Việt Minh đi hoạt động. 

Bốt địch đóng tại Đình Nghĩa Lộ, là khu vực xa khu dân cư, nhưng đi lại đường bộ, đường sông thuận lợi, làm khó khăn trong việc hoạt động của phong trào cách mạng. 

Từ phân tích tình hình thuận lợi, khó khăn của các đồn lính đóng trên đảo, sau khi nghiên cứu tình hình của các đồn địch, cuối cùng huyện ủy chọn phương án tiêu diệt bốt dịch đóng tại Đình Nghĩa Lộ, để làm địa điểm đưa đón cán bộ ra khu Hà sen hoạt động, đồng thời làm cơ sở bí mật cho hoạt động cách mạng, của việt minh.

Tại vùng đất này, sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng được thành lập còn non trẻ, gặp muôn vàn khó khăn. Để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, nhiều các đồng chí cán bộ đã tham gia hoạt động cách mạng, lập các cơ sở hoạt động bí mật, đưa đón cán bộ từ khu cách mạng về địa phương hoạt động làm cho giặc Pháp hoang mang hoảng sợ.

Trong kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp (1945-1954), phong trào Việt minh ở Nghĩa Lộ phát triển, rộng khắp vững mạnh. Địa phương là nơi đưa, đón cán bộ cách mạng từ vùng tự do Hà Sen, Đông Triều về khu Đôn Lương hoạt động, nơi tổ chức cho Những người con và nhân dân khu Đôn Lương ra vùng tự do tham gia kháng chiến.

Ngày 28/02/1947 quân pháp tấn công huyện Cát Hải và thị trấn Cát Bà. Tự vệ và nhân dân huyện Cát Hải, Cát Bà đã chiến đấu anh dũng, kiên cường. Xác định được vị trí chiến lược của xã Nghĩa Lộ trong phong trào cách mạng khu Đôn Lương. Quân Pháp lập bốt tại Đình làng Nghĩa Lộ, cho một trung đội đóng giữ với mục đích chia cắt hoạt động của lực lượng Việt minh, với cách mạng, chúng chấn giữ vùng chiến lược quan trọng, nhằm ngăn chặn việc đưa đón cán bộ của ta.

Thực hiện sự lãnh đạo Huyện ủy, để ngăn chặn và hạn chế hoạt động chống phá cách mạng ở địa phương, cán bộ, đảng viên, du kích Ninh Tiếp, Nghĩa Lộ đã bí mật móc nối với một số anh em ngụy binh, thâm nhập tìm hiểu đồn lính của Pháp đóng tại Đình xã Nghĩa Lộ, giác ngộ, chắp mối hoạt động, vận động binh lính làm binh biến. 

Đêm ngày 25 tháng 01 năm 1954, lực lượng Việt minh bất ngờ tấn công bốt địch tại Đình, bên trong binh lính làm binh biến, bên ngoài lực lượng của ta tấn công, ta đã tiêu diệt bốt địch đóng tại Đình Nghĩa Lộ. Kết quả đã tiêu diệt 1 tên đồn trưởng, 1 trung đội trưởng, 3 lính ác ôn, thu 1 súng trung liên, 1 súng lục, 11 súng trường và nhiều đạn, lựu đạn; vận động 19 binh lính tại bốt Đình trở về với cách mạng.

Cuộc binh biến ở đồn Nghĩa Lộ là một đòn giáng mạnh vào tinh thần quân địch, làm cho chúng hoang mang, không dám hung hăng như trước, tạo thuận lợi lớn cho các cơ sở kháng chiến của ta tiếp tục hoạt động, đưa con en của địa phương đi tham gia kháng chiến chống pháp

Chiến thắng của lực lượng Việt minh tiêu diệt quân của thực dân Pháp tại Đình Nghĩa Lộ đã tô đậm bốn chữ vàng: “Đôn Lương kiên cường” để sánh với bốn chữ “Hà Sen anh dũng”.

Bia chiến thắng

Cùng với thắng lợi trên, lực lượng cách mạng khu Đôn Lương đã vận động binh lính đóng tại chùa Gia Lộc, Răng Đáy xã Hoàng Châu trở về với cách mạng, ta đã vận động được chín anh em mang theo 11 khẩu súng sang Hà Sen để tham gia cách mạng.

Cuộc tập kích đánh địch đóng tại Đình Nghĩa Lộ làm thay đổi tình hình cách mạng Tổng Đôn Lương, thực dân Pháp co cụm lại, không còn đi càn quét bắt bớ ở các xã, phong trào thanh niên lên đường tòng quân  chống pháp rầm rộ, nhân dân tin tưởng phấn khởi tham gia kháng chiến, góp phần vào chiến thắng Điện Biên phủ, lảm chấn động địa cầu.

 Sau chiến thắng Điện Biên phủ, miềm bắc được giải phóng, Miềm Nam, Mỹ tiếp quản. Trải qua thời gian dài, nhất là vào những năm chiến tranh phá hoại của giắc Mỹ ở miền Bắc, giặc Mỹ thả thủy lôi phong tỏa tuyến đường vận chuyển bằng đường thủy, thì đình làng Nghĩa Lộ là nơi làm việc hội họp của chính quyền và nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,

Ngôi Đình được xây dựng đã lâu qua thời gian sử dụng, cùng với thiên nhiên, thời tiết khắc nhiệt, của mưa bão, do đó đình làng Nghĩa Lộ bị xuống cấp trầm trọng, nhiếu hạng mục bị hư hỏng, bằng tâm huyết của nhân dân quyết tâm xây dựng lại khu di tích một thời đã có chiến công hiển hách trong những năn chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân, đến năm 1997 Đình làng được xây dựng lại trên nền đất cũ bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Trong khuôn viên Đình còn có cây trôm (thường được gọi là cây thơm) được công nhận cây di sản Việt Nam.

Cây di sản Việt Nam

Với tâm huyết các đồng chí lão thành cách mạng. Được sự ủng hộ của Nhân Dân và những người con Nghĩa Lộ cư trú ở Hải Phòng, Cát Bà và những người con của Nghĩa Lộ trong xã và trên mọi miềm của tổ quốc đã đóng góp ủng hộ kinh phí, công sức dựng được bia chiến thắng tại đình làng nơi đã nổ ra cuộc binh biến thắng lợi, ghi lại chiến công của cán bộ, nhân dân trong thời kỳ chống pháp, làm thỏa lòng mong ước của nhân dân, cán bộ địa phương.

Năm 2020 được sự quan tâm của thành phố, huyện, sự tham gia đóng góp của nhân dân đã hỗ trợ kinh phí, tu sửa lại, nên ngôi Đình được khang trang .

Đình Miếu Nghĩa Lộ di tích cấp tỉnh Thành Phố

Cứ đến vào ngày 11/12/13/ tháng 6 âm lịch Đình xã Nghĩa Lộ lại tổ chức lễ hội truyền thống để ôn lại lịch sử đình Làng và rước kiệu Đình về Miếu.

Phát huy truyền thống của cha ông Đảng bộ chính quyền và nhân dân Nghĩa Lộ, nguyện đoàn kết, phát huy truyền thống lịch sử và những thành tựu đã đạt được, quyết tâm xây dựng xã Nghĩa Lộ ngày càng văn minh, giầu đẹp.

Một số hình ảnh rước kiệu của Đình Nghĩa Lộ

 

 

 

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke