MIẾU ĐÔNG TỈNH XÃ LÝ HỌC, HUYỆN VĨNH BẢO

06 04 2023

in trang

Miếu Đông Tỉnh là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố Theo thần tích của làng Trung Am, được Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ thần Nguyễn Bính ghi chép, vào mùa đông niên hiệu Hồng Phúc, nguyên niên năm 1527, thì Miếu Đông thuộc làng Trung Am xã Lý Học- thờ Đông Tỉnh Đại Vương cũng theo thần tích còn lưu giữ được tại miếu Đông, Đông Tỉnh ngài còn có tên là Tỉnh Công, sinh ngày 10 tháng giêng năm Nhâm Thìn đời Hùng Vương thứ sáu, tại Đông khu thuộc Cổ Am trang, tổng Thượng Am, phủ Vĩnh Lại, nay thuộc thôn 3 làng Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng, từ nhỏ ngài rất khôi ngô tuấn tú, lớn lên tinh thông thao lược văn võ song toàn, ông đã có công dẹp giặc phương Bắc và cùng Phù Đổng Thiên Vương có công đánh đuổi giặc Ân giữ yên bờ cõi mà sử sách còn lưu truyền;


Danh trọng hùng triều Nam khổn tướng

Phách kinh Ân khấu Bắc phương thần”

          Ông đã được nhà vua phong “nhất phong Đông Tỉnh Đại Vương” khi ông mất được nhà Vua cấp tiền bạc ruộng vườn cho dân sở tại lập miếu thờ xuân thu nhị kỳ tế lễ.  

Do biến cải của thời gian Miếu Đông đã được xây dựng lại nhiều lần, Miếu thờ hiện nay chỉ còn lại một phần của ngôi Miếu cổ có kiến trúc xây dựng cách đây trên 100 năm,  đó là năm quý sửu 1913, năm gian tiền đường được phục dựng vào năm 2020

Miếu Đông không những phục vụ đời sống tâm linh của nhân dân địa phương mà trong thời kỳ kháng chiến Miếu Đông còn là trụ sở làm việc của Ủy ban hành chính xã Lý Học, mặc dù ở bất cứ giai đoạn nào thì Miếu Đông luôn là niềm tự hào về vùng đất con người, là niềm tự hào về truyền thồng văn hóa của quê hương Lý Học. Với những giá trị về văn hóa và lịch sử ngày 13 tháng 10 năm 2014 di tích Miếu Đông Tỉnh được UBND thành phố Hải Phòng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Nằm ở trung tâm xã Lý Học Miếu Đông Tọa lạc trên mảnh đất tâm linh nơi xưa kia có Văn từ thờ đạo học (Khổng Tử) Miếu Đông còn là một trong những di tích vệ tinh nằm trong quần thể di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuận tiện cho du khách đến thăm quan. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh cho nhân dân, Miếu Đông còn lưu giữ được những di cổ vật quý như tượng cổ, hoành phi câu đối, sắc phong, thần tích, đặc biệt trong ngôi Miếu còn có “giếng thần” có mạch nước tụ thủy từ đó lan tỏa tâm linh trên mảnh đất địa linh “văn khởi thủy” nơi đây còn là địa điểm soạn văn, rước văn và rước nước trong lễ hội truyền thống đền Trạng Trình, qua đó khơi dậy mạch nguồn đạo học làm sâu sắc thêm di sản văn hóa phi vật thể lễ hội Đền Trạng Trình góp phần làm lan tỏa thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và di tích Miếu Đông Tỉnh nói riêng.

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke