MIẾU ĐOÀI, XÃ DU LỄ, HUYỆN KIẾN THỤY

07 05 2023

in trang

Miếu Đoài là di tích lịch sử được xây dựng và tọa lạc trên vùng đất thuộc xã Du Lễ.

Theo các tư liệu còn lưu giữ cho thấy: miếu Đoài có lịch sử xây dựng từ rất lâu đời. Hiện miếu Đoài có bố cục kiến trúc chữ đinh gồm 5 gian tiền đường và 1 gian hậu cung. Dù trang trí trên kiến trúc được trên các thanh rường, đấu kê, bảy hiện cũng như qui mô của công trình không thực sự to lớn song các đồ thờ bên trong như khám tượng, bài vị, long đình, câu đối được sơn son thếp vàng khá cổ kính, tạo thành một không gian thiêng liêng của chốn thờ tự thành hoàng, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương.

Theo nội dung bản thần tích và các đạo sắc phong của các triều vua thời Nguyễn phong cho thành hoàng thì miếu Đoài là nơi tôn thờ vị Thành hoàng làng Trương Nữu, người có công tham gia cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng hồi thế kỷ thứ 8 đánh đuổi đô hộ nhà Đường. Khi mất, ông được nhân dân địa phương lập miếu thờ trên nền tư dinh cũ của người và suy tôn là Thành hoàng làng. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, cha Trương Nữu là Trương Liễu vốn là một tướng giỏi của Mai Thúc Loan.

Khi cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan thất bại, Trương Liễu lui về trang Du Lễ, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương lấy vợ ở đây và đã sinh ra Trương Nữu. Khi lớn lên, Trương Nữu có sức khỏe hơn người, nhổ được cây to, nâng được tảng đá lớn. Do được cha dạy dỗ nên Trương Nữu rất giỏi võ nghệ, thông thạo cung kiếm. Năm 766, Phùng Hưng ở đất Đường Lâm dấy binh khởi nghí chống lại ách do họ của nhà Dương, Trương Nưu dã tình nguyện tham gia, được phong làm Đại tướng quân rồi Đại Tư Ma Khởi nghỉ thắng lợi, Phùng Hưng lớn làm vua, xây dựng một nước độc lập, sau được vua con Phung Ấn truy phong là Bộ Chi Đại Vương và phong cho Trưng Nưu làm Thai Vương

Sau khi khởi nghỉ yêu, nhà Dương lại đem quân dính chiếm nước ta, Trường Nưu cùng một số tướng lĩnh tiếp tục duy trì cuộc khởi nghĩa. Sau đó trở về trang Du Lê đắp thành, ngăn lũy, cầm cự với giặc. Thế giặc mạnh, ông vừa đánh vừa rút về núi Vũ Ninh và hóa thân tại đó. Nhân dân Du Lễ thương tiếc người con dũng cảm của quê hương, đã hy sinh vì nước bèn lập miếu thờ ngay trên mảnh đất cũ của gia đình Trương Nữu. Đó chính là miếu Đoài ngày nay. Trong miếu hiện có bức hoành phi khắc 4 chữ Hán lớn: "Phùng gia Huân tướng", có nghĩa là một vị tướng có nhiều công lớn trong cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng hồi thế kỷ thứ 8.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, miếu Đoài ở thôn Du Lễ cũng đã bị hư hỏng nặng nề. Sau được nhân dân xây dựng lại, tiếp tục duy trì việc thờ phụng Thành hoàng Trương Nữu và tổ chức lễ hội hằng năm vào các ngày Thánh đản 15/9, Thánh hóa 10/2.

Miếu Đoài là một di tích lịch sử văn hóa rất có giá trị, nơi phản ánh về lịch sử ngàn năm đấu tranh chống xâm lược thời Bắc thuộc. Di tích được xếp hạng Quốc gia năm 1994.

Nhân dân Du Lễ đã làm nhiều hoành phi câu đối để thờ ngài tại miếu Đoài.

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke