MIẾU AN LẠC - NƠI LƯU GIỮ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

10 04 2023

in trang

Miếu An Lạc xã Tiền Phong được xem là một công trình không chỉ có giá trị văn hóa, lịch sử đã được công nhận mà còn là công trình “sợi dây kết nối” và là nơi lưu giữ các “giá trị văn hoá truyền thống” của các thế hệ của người dân làng An Lạc và khu vực lân cận.

Trải qua biết bao biến cố thằng trầm của lịch sử và thời gian miếu An Lạc đã bị xuống cấp. Để thực hiện ý nguyện của cán bộ và nhân dân trong thôn, tháng 9 năm 2022,  UBND xã Tiền Phong đã đã chính thức triển khai xây dựng tu bổ, tôn tạo Miếu An Lạc.   

Miếu An Lạc thôn An Lạc, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

 

Miếu An Lạc được xây dựng từ năm 1886, tọa lạc trên khuôn viên đất thuộc thôn An Lạc, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Miếu An Lạc được xây dựng trên nền tảng của nghệ thuật điêu khắc đình làng Việt Nam. Dân làng An Lạc  xây dựng ngô miếu nhằm tưởng niệm, tôn thờ vị tướng tài Nam Hải Đại vương Phạm Tử Nghi – một nhân vật lịch sử nổi tiếng của vương triều Mạc hồi thế kỷ XVI.

* Lịch sử hình thành miếu An Lạc

Theo tư liệu lịch sử: Nam Hải Đại vương Phạm Tử Nghi quê ở làng Vĩnh niệm, tổng An Dương, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương sinh vào khoảng từ 1509 đến 1515 đời vua Lê Tương Dực, niên hiệu Hồng Thuận.

Thưở nhỏ rất ham học. Khi trưởng thành ông đặc biệt có dáng vóc to lớn, sức khỏe hơn người. Do vậy ông đã được triều đình nhà Mạc trọng dụng và giao phó những chức vụ quan trọng. Nam Hải Đại vương Phạm Tử Nghi đã bước lên vũ đài chính trị thời lê Mạc bằng thanh gươm và sức khỏe phi thường. Ông là một dũng tướng từng đem quân giúp vương triều dẹp loạn cũng như bảo vệ giang sơn trước những đe doạ xâm lăng của nước ngoài. Xuất thân từ tầng lớp bình dân, nhưng bằng tài năng của mình, Ông làm tướng tới chức nguyên soái, làm quan tới chức phò mã đô úy, tước thành quốc công.

Các triều đại phong kiến thời lê Mạc cho đến sau này đều có sắc phong tặng ông như một thần linh hiển thánh giúp dân giúp nước. Do vậy rất nhiều nơi ở đồng bằng châu thổ Sông Hồng đặc biệt là những nơi tương truyền chiếc quan tài bằng đá của Phạm Tử Nghi đi qua ở 2 bên bờ sông nhân dân đều lập đình, đền, miếu để tôn thờ.

Xuất phát từ căn nguyên lịch sử nêu trên làng An Lạc nơi có dòng hoá giang chảy ở phía đầu làng, tương truyền chiếc quan tài đá của đức thánh Phạm Tử Nghi cũng theo dòng nước trôi theo chốn này. Do vậy nhân dân địa phương đã lập miếu để tôn thờ, suy tôn ông là thành hoàng làng phù giúp dân làng làm ăn cũng như mong ước về một cuộc sống thanh bình mùa màng tươi tốt.

* Kiến trúc và thiết trí miếu An Lạc

Miếu An Lạc có mặt tiền của đình hướng Đông Nam, phía trước có hồ xây dựng theo hình Bán Nguyệt, thành giếng có đông rồng trị thủy. Dòng sông nhỏ chảy qua cửa miếu đem lại nguồn sống, nguồn sinh khí tốt lành, thịnh vượng cho cộng đồng dân cư làng An Lạc.

Miếu được làm từ gỗ lim. Phần sân đình có ba cổng, bên phải là cổng Tấn điền (thêm ruộng đất), bên trái là cổng Tấn lộc ( phát tài lộc), giữa là cổng Lạc phú ( giàu có vui vẻ).

Miếu có bố cục mặt bằng hình chữ Đinh (T) gồm 5 gian tiền đường thiết kế  theo kiểu “ Thuận chồng, đấu sen” và 3 gian hậu cung. Hai hàng câu đối đặt tại gian tiền đường có ý nghĩa “ Nhờ ơn Đức thánh chức trọng quyền cao che chở, bảo hộ dân làng được mạnh khỏe, bình an; Nhờ ơn Đức thánh dạy cho dân làng có đủ nghề nghiệp – sĩ – nông – công – thương”.

Ván sàn được bắc ở 2 đầu gian bên của toà miếu là nơi để cho các vị cao lão trong làng ngồi dự vào dịp khánh tiết.

Đây là một toà miếu còn được gìn giữ một cách khá nguyên vẹn đến ngày nay. Hiện tại ngay trên thượng lương của tòa miếu vẫn còn ghi rõ dòng chữ Hán: “Hoàng Triều Thành Thái Bính Thân Thượng Lương”. Tức miếu An Lạc, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo được xây dựng từ thời Nguyễn đời vua Thành Thái năm Bính Thân, 1886 cách ngày nay trên 100 năm.

Đồng thời trong di tích hiện còn bảo lưu được khá nhiều các di vật là đồ thờ quý, các sắc phong của các vị vua nhà Nguyễn. đặc biệt di tích còn bảo lưu được 4 pho tượng gỗ miêu tả các vị quan thời phong kiến rất có giá trị về điêu khắc nghệ thuật.

Miếu An Lạc xã Tiền Phong được xem là một công trình không chỉ có giá trị văn hóa, lịch sử đã được công nhận mà còn là công trình “sợi dây kết nối” và là nơi lưu giữ các “giá trị văn hoá truyền thống” của các thế hệ của người dân làng An Lạc và khu vực lân cận.

Trải qua biết bao biến cố thằng trầm của lịch sử và thời gian miếu An Lạc đã bị xuống cấp. Để thực hiện ý nguyện của cán bộ và nhân dân trong thôn, tháng 9 năm 2022,  UBND xã Tiền Phong đã đã chính thức triển khai xây dựng tu bổ, tôn tạo Miếu An Lạc.   

Với giá trị về lịch sử, kiến trúc và di sản hiện còn được lưu giữ , miếu An Lạc được xếp hạng di tích cấp Thành phố năm 2008.

 

 

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke