ĐÌNH TÌNH XUYÊN, LÀNG ĐÔNG NINH, XÃ TIÊN MINH, HUYỆN TIÊN LÃNG

19 07 2023

in trang

Làng Đông Ninh là một trong những làng cổ được khai lập từ lâu đời nay vẫn tồn tại cách ngày nay trên 2000 năm.  Theo truyền thống của người Việt cổ, xã Tiên Minh có 9 thôn, làng trong đó có làng Đông Ninh có Đình Tình Xuyên, Chùa, Miếu, từ sau ngày hình thành làng. Trải qua thời gian tồn tại của các dòng họ tộc sinh sống trong cộng đồng làng xã, Nhân dân nơi đây đã xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, nơi giáo dục truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đình được thờ 4 vị tôn thần cho đến ngày hôm nay, ngôi Đình đã đi vào ký ức sâu sắc và là niềm tự hào của dân làng, là ngôi Đình được xây dựng và biết đến vào niên hiệu Tự Đức 6 (1853). Với việc đức Vua ban Sắc phong cho phép nhân dân Tình Xuyên, Tiên Minh thuộc huyện Bình Hà, phủ Nam Sách, chấn Hải Dương phụng thờ Bản cảnh Thành Hoàng. ở Trang Tình Xuyên, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, đạo Hải Dương (thời cổ gọi là Hồng Châu). Trải qua thời gian thăng chầm của lịch sử hình thành ngôi Đình làng phải chịu sự tàn phá của 2 cuộc chiến tranh, và thiên tai, bão gió ngôi Đình được nhân dân trong làng góp công, góp của xây dựng lại trên nền đất cũ, vật liệu bằng tre, tường vôi vữa. Đến năm 2017 để nghi nhớ công lao to lớn của 4 vị Thành Hoàng làng với lòng hảo tâm của nhân dân và con cháu xã quê, ngôi Đình đã được trùng tu phục dựng lại để cho con dân cháu làng và nhân dân quanh vùng đến phụng thờ và chiêm bái. Ngôi Đình xây dựng bao gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, cột cái to, trạm trổ hoa văn, tứ linh tinh xảo. Mái đình lợp ngói ta, nóc đình lưỡng long chầu nguyệt, đao tầu réo góc. Tường xây bằng gạch bát tràng, bậc hiên bằng đá phiến. Trong đình có nhiều bia ký bằng đá, hoành phi, câu đối, linh sa hiệu long sơn son thiếp vàng và các đồ thờ có giá trị... Sân Đình có bồn hoa, cây cảnh và các cây như cây Đại tạo bóng mát sân Đình.

Đình Tinh Xuyên, làng Đông Ninh thờ bốn vị thần hoàng là Huy Thân Trinh Thục Công Chúa, húy là Huy; Ả Láng Phương Viên Công Chúa, húy là Ả; Đoan Dung Thục Diệu Công Chúa, húy là Đoan; thời bà Trưng (năm 40 – 43) Lý Xoa Kỳ Bản bộ linh ứng Đại vương, húy là Xoa; thời tiền Lê (840-1009). Cả bốn vị đều nói thời vận trời đất thấy tiếng quân cất binh đánh Tống Bình Chiêm, lại qua đây lập đồn trú lại cầu cho các ngài nguyện đồng lòng phù trợ để giúp tướng công lập công cứu nước nói xong các ngài biến mất một lúc sau tỉnh dậy tướng công họ Lý báo mộng trợ giúp. Sau khi dẹp yên quân giặc Lý Xoa Kỳ tâu với vua rằng: “Kẻ hạ thần đánh đuổi được giặc cũng là nhờ ba vị thần linh ứng trợ mà nên. Vua ra chiếu phong tước cho các vị trong đó” (Gia phong). Công lao của các vị được lưu truyền từ đời này qua đời khác

Một vị tước phong: Trung thần chính thục hiển linh công chúa

Một vị tước phong Ả Chiêu Phương viên hiển linh công chúa

Một vị tước phong Đoan Dung Thục Diệu hiển linh công chúa

Ba vị công chúa Huy Thân Chinh Thục, Ả Láng Phương Viên và Đoan Dung Thục Diệu là tướng của triều Trưng Nữ Vương, có công đánh giặc Đông Hán giúp nước, đến triều Lê Đại Hành âm phù giúp vua đánh giặc tống thắng lợi.

Lại tặng phong Mỹ Tự Trung cho ba vị trên là: Diệu Quang, Thê Tinh, Thuận Hòa, Chinh Thục phu nhân tôn thần. Ban sắc chỉ cho trang Đông Ninh sửa sang miếu điện, thờ cúng trong cả nước, đời đời tế lế dân trang đã lập miếu phụng thờ để ghi nhớ công lao của các vị với đôi câu đối lưu truyền đến nay ca ngợi công đức của các ngài “Vạn cổ lưu danh thùy bất hủ. Thiên thu hương hỏa vĩnh lưu phương”.Vị Xoa Kỳ Bản Lộ Đại Vương là danh tướng thời vua Lê Đại Hành có công đánh giặc Tống giúp đất nước và nhân dân. Với công lao của các vị thần, trải qua các tiết được vua ban sắc phong cho phép nhân dân Đông Ninh thờ phụng hương khói lâu dài. Công lao của các vị được lưu truyền từ đời này qua đời khác bằng các thần tích, sắc phong, bia đá, truyền ngôn như đôi câu đối đã khẳng định.

- 01 Sắc phong liên hiệu Tự Đức 6 (1853)

- 01 Sắc phong liên hiệu Tự Đức 33 (1880)

- 01 Sắc phong liên hiệu Đồng Khánh 2 (1887)

- 02 Sắc phong liên hiệu Duy Tân 3 (1909)

- 02 Sắc phong liên hiệu Khải Định 9 (1924)

Hàng năm làng mở hội tế lễ vào các dịp ngày sinh, ngày hóa của Thành hoàng làng và các ngày tế lễ theo mùa.

DỊCH THẦN TÍCH

3 vị Công chúa

Theo Quốc Triều Bộ Lễ chính bản dưới Triều Trưng Nữ Vương 3 vị âm thần ghi ở Nữ bộ. Trải từ Vua Hùng dựng nước cho đến ngày nay hết sức được tôn thờ theo bài thơ rằng:

           Sơ khai ban việt tự Binh Dương

                               Nhất thống sơn hà thập bát vương

                               Thập bát thế truyền thiên cổ tại

                              Ức niên hiên hỏa ức niên trường

       Sau đó nước ta bị nhà Tây Hán, rồi Đông Hán cai trị viết là Hà Khắc. Khoảng thời gian đó ở Đạo Hải Dương, Phủ Nam Sách huyện Bình Hà; Đến đời Trang Lê là huyện Tiên Minh, đến Triều Nguyễn là huyện Tiên Lãng ở trang Tình Xuyên có ông họ Tạ lấy người vợ cùng bản trang họ Vũ, gia đình thuộc dòng Thi Lễ, chồng lại tinh thông nghề làm thuốc, chịu khó làm ăn lên gia đình trở thành phú túc, vợ chồng luôn làm điều đức hậu, tránh điều ác, không mảy may tham lam của người khác; Mọi người đều tôn xưng là “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khương” (Nhà tích thiện thì gặp được phúc). Vợ chồng ông tuổi đã cao nhưng muộn bề con cái. Ông than với vợ rằng: Dẫu có núi vàng biển thóc cũng không bằng có con hiếu cháu hiếu. Rồi vợ chồng ông đem tiền của ban phát cứu người nghèo khổ. Ông lại mời thầy trạch cát đến nơi đất tốt để táng mộ. Thầy đã tìm thấy ở trang Mỹ Huệ (sau đổi là Mỹ Lộc) một chỗ địa thế Long lại dẫn thủy nhập báo, trùng trùng Long Hổ …Tất hưởng vinh hoa chi địa. Thế là vợ chồng ông táng mộ thân mẫu ở đó! Một thời gian sau Bà Vũ Thị nằm mơ thấy phật ban cho một kiện Liên hoa (bó hoa sen). Từ đó bà Họ Vũ có thai. Đến ngày 15 tháng giêng năm Tân Dậu bà sinh hạ được một người con gái Thiên tú dĩnh dị, nhan sắc phi thường. Ông bà rất yêu thương chăm sóc và đặt tên là Huy Thân Nương (Nàng Huy Thân), ba năm sau vào một đêm bà Họ Vũ thấy biểu hiện một nàng Ngọc Nữ tay cầm cành đào nở hai bông hoa. Sau đó bà có thai, đến ngày mồng 8 tháng tư năm Qúy Hợi bà sinh một bọc song sinh hai nữ yểu điệu, khôi ngô. Ông bà rất mừng và cho rằng Đắc địa sinh nhân, trời ban cho vậy. Năm lên 3 tuổi ông bà đặt tên cho một người là Ả - Láng - Vượn (Ả - Lãng Viên) một người là nàng Đoan Dung (Đoan Dung Nương), khi lớn lên các nàng đều mắt phượng, mày ngài, môi son má phấn vạn điều thu ba, mười phần xuân sắc. Ông bà lại cho chị em đi học. Học rất thông minh. Sau 3 năm thì xuất khẩu thành chương, văn võ toàn tài. Tinh thông thiên văn địa lý. Ở tuổi 18 thì được phong là Ngọc Diệp. Ở thời điểm này bố, mẹ không bệnh mà qua đời. An táng cho cha mẹ xong các nàng lại tìm thầy học tập. Được trang Đông Ninh giúp đỡ cử tuyển, tất cả đều trở thành anh tài hùng nữ. Nhân dân rất là kính yêu. Lúc đó nhà Hán sai Tô Định đem 10 vạn quân chia làm 5 đạo xâm phạm bờ cõi nước ta chúng vô cùng tàn ác, nhân dân vô cùng cực khổ. Nối dòng dõi Hùng Vương Bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa. Kêu gọi các “Nữ trang hào kiệt” “Nam nhi thao lược”, kỳ nhân tướng soái hợp sức. Bà Trưng còn đến “ Tản viên Sơn Thánh” thiết lập đàn kỳ đảo phát động bách thần ở Hán môm giang khẩu phù giáp, hiệp lực diệt thù: Tô Định ngông cuồng để bảo quốc cứu dân.Theo lời triệu hịch của Trưng Vương khắp nơi các đạo châu huyện dẫn binh đinh vạn đội đều giúp. Lúc này ba chị em họ tạ cùng mộ hương binh ở các trang khu được hơn nghìn người nam đường nam binh, nữ tướng nữ binh đều đến hai bà Trưng ứng tuyển. Hai bà Trưng thấy tam tỷ muội nương ứng đổi trôi chảy văn võ toàn tài bèn phong các bà là Tả, Hữu Triệu tiến nơi thị. Binh sỹ kết thành kỳ đội, hợp quân bàn kế sách tiến công cử chư đường lãnh binh tiến hành, tuấn phòng các đạo, phòng Hán Tặc. Tam Nương lĩnh hơn mộ nghìn quân tuần phong các đạo và trở lại bản quán chiêu dụ thân hiền tài và cho lập một đến hai trang Đông Ninh để làm hậu binh. Lúc này các vị phụ lão nhân dân các trang : Đông Ninh, Tràng Xuyên, Mỹ Huệ, Tiên Minh, Xa Vĩ hưởng ứng rất đông và xin làm thần tử. Tam nương có chiếm hồi đô. Trưng Nữ cùng Tam Nương và chư đường phân đạo cử binh chi đến Tô Định đại chiếm một trận. Ta chịu được chánh tướng và chấm đầu vài ngàn quân địch ở Lãng Bạc xứ. Tô Định đại bại phải bỏ chạy, ta thu được 65 thành, khôi phục đất nước Trưng Nữ lên ngôi vua tổ chức khánh hạ và gia phong tướng sỹ các cấp, Tam Nương tạ lễ rồi trở về đồn sở. Bà Trưng ở ngôi vua được 3 năm thì nhà Hán sai đem mã viện đem đại binh sang phục thù đánh chiếm lại nước ta: Thất cơ Trưng Vương bại trận, Trưng Chắc, Trưng Nhị “đồng hóa” Tam Nương trở về Trang Mỹ Huệ huyện Tiên Lãng. Đi đến địa đầu nơi gần miếu sở trời nổi phong ba một quầng mây lạ giáng xuống trang có cỗ xe, Trong xe có Tam Nương cùng theo mây bay đi. Như vậy Tam Nương đồng hóa vào ngày mồng 4. Khi trời quang mây tạnh thì đã thấy một ngôi mộ lớn nổi lên ở đó. Binh sĩ, gia thần đều thất kinh. Nhân dân Đông Ninh Chàng Xuyên trở về lập miếu thờ phụng. Đến đời Lê Đại Hành năm Thiên Phúc xem xét bách thần thấy có vị âm thần linh ứng có công đánh giặc Hán nên mới có sắc phong cho ba vị âm Thần chữ gốc hiện như sau:

     - Một vị:1 huy thân Thần Trinh Thục hiển linh công chúa sinh 15/1

     - Một vị: ở Lãng Viên (ả Láng Vượn) hiển linh công chúa

     - Một vị: Đoan Dương Thục Diệu Hiển Linh công chúa hai vị sinh ngày 08/4

 Tặng phong 3 vị Nga Hằng Điệu Quyên khí chất đoan trang linh phù trợ thuận, bảo cảnh trinh thục phù nhân thượng đẳng thần, Lại nói từ đó trở về sau nổi trang ninh ứng nên các triều đại đều có sắc phong mỹ trị chuẩn cho các Trang Đông Ninh Chàng Xuyên tu sủa đến miếu phụng thờ đông đủ trang trọng.

- Quần áo mặc khi hành lễ không được mặc màu vàng, màu đen

- Đến đời Trần Nhân Tông quân nguyên xâm lược nước ta. Thành bị hãm. Trần Quang Khải lễ cầu bái thần và tam nương rất linh ứng, diệt được ô mã nhớ đến Trần Nhân Tông gia phong Mỹ Tự. 3 vị âm thần bản cảnh thành hoàng. Huệ Hòa, Gia Hanh, y đức đoan trang anh linh phổ tế phù dân thượng đẳng tôn thần sắc gia ban chuẩn hiếu Đông Ninh Chàng Xuyên phụng thờ như cũ.

- Lê Lợi gia phong Mỹ Tự Hộ quốc đức hạnh, phù nhân tôn thần thờ phụng đúng theo nghi thức quốc gia; các ngày sinh, ngày hóa, kiêng tên hóa.

+ Một vị sinh 15 tháng giêng: Lễ hương hoa quả sau rượu xôi thịt có ca hát

+ Hai vị sinh mồng 8 tháng 4 lễ như trên

+ Hóa ba vị cùng hóa ngày mồng 4 tháng 10 lễ như trên

+ Khánh hạ: 15 tháng 11 lễ như trên có thêm bánh trưng, bánh dày

Ngày tốt tháng giêng năm hồng đức thứ 3 lễ bộ thượng thư  hàn lâm riệu Đông các đại học sỹ Nguyễn Bảo Phụng Soạn

   DỊCH THẦN TÍCH

Soa Kỳ Bản Lộ Đại Vương và 3 vị công chúa

Triều Lê Đại Hành âm phù 3 vị công chúa công thần, một vị Đại Vương Phổ Lạc, Cấn chi bộ, thượng đẳng thần, Quốc Triều Bộ Lễ, chính bản

Theo lịch sử nước ta ở Triều Đại nhà Đinh. Lực lượng quân sự có 10 đạo Lê Đại Hành Hưng Hoàn được giao là thập đạo tướng quân. Khi nhà Đinh suy yếu, nhà Tống sai đường hầu nhân bảo hợp sức với chiến thành đồng lòng hiệp sức cử 5 vạn tinh binh, 3 ngàn kiêu mã tác loạn đều xâm phạm nước ta,. Nhà vua vô cùng lo sợ, xuống chiến họp quân thần bàn kế sách đánh giặc lại truyền binh cho các đạo chân huyện ai là người anh hùng, ai có tài văn cõ thì ra chống giặc, chiếu mới ban được vài ba ngày mà nhân tài các đạo cử binh đã giúp rất đông không biết bao nhiêu vạn mà kể. Lê Đại Hành bèn chọn nhân tài tiễn cử làm trưởng, quân sỹ kết thành kỳ đội trong đó có Lý Xoa Kỳ là một nhân tài

Quân thần lại tâu: Nhà vua có uy đức rất lớn, nước đương mạnh binh đương cường, lòng giời quyến huyến, bách thần thường hay xuất hiện phù giúp bệ hạ đừng lo sợ. Nhà vua lại giao cho các tướng lĩnh binh đi các đạo. Lộ sẵn sàng đánh quân Chiêm Tống. Nhà vua Triệu Soa Kỳ đến và phong làm điện tiền đồ chỉ huy sứ đại tướng quân và lĩnh quân đi tuần hành Hải Đạo. Ông nhận 2000 quân, bái tạ nhà vua xuống thuyền kéo cò giương buồm, nổi chiêng chống như xấm dậy. Đi 3 ngày đêm thì đến đạo Hải Dương (cổ hiệu ba châu) Nam Sách Phủ, Tiên Minh Huyện        (xưa là Bình Hà, thời Lê đổi là Tân Minh). Từ các nhánh sông địa đầu ngài Soa Kỳ thấy 4 mặt sông lớn. dòng chảy quanh co, đường ra cửa biển thuận lợi, các góc khuất bố trí đánh quân chiến Tống lợi hại ông cho trả quân tại trang Đông Ninh, khu Tình Xuyên, đêm ông đến ngôi miếu cổ thờ thần đất lễ bái để xin được âm phù. Sau khi đánh thắng giặc Chiêm Tống sẽ xin được phụng là Phúc Thần. Hôm sau ông đi quan sát khắp trang khu thấy địa cực rất đẹp tiện nghi, thắng cảnh ông truyền cho binh sỹ cùng nhân dân thiết lập một đồn để ứng phó với quân Chiếm Tống. Ngày đó nhân dân phụ lão trang Chàng Xuyên khu hành lễ, nhiều người xin làm gia thần . Hơn chục người cường tráng được làm tay trong của ông,! Ông cho làm lễ tế thiên địa khao phụ lão nhân dân. Đêm đó ông ngủ tại đền sở khoảng canh 3 ông mò thấy ba bà tuổi khoảng 40. Phong tư Quốc sắc từ miếu đi ra xưng là chị em họ Tạ từng đã theo giúp hai bà Trưng phục thù Bảo Quốc cứu dân. Khi qua đời dân các trang khu lập miếu thờ. Duệ hiệu của chúng tôi là: Láng Thần Trinh Thục công chúa, người thứ hai là ả Láng Phương viên công chúa, người thứ 3 là Đoan  Dung Thục Viên công chúa nay thấy tướng quân được cử đi đánh giặc chiêm Tống lập đồn trú tại đây. Có lẽ cầu âm phù vì thế chị em chúng tôi xuất hiện tòng quân đánh giặc lập công phối hợp cùng tướng quân. Nói xong 3 vị biến vào không trung đi mất. Tỉnh giấc Soa kỳ biết là có âm phần phù giúp. Hôm sau các cố lão và nhân dân đã thưa với ông ngài lập đền sở ở tây đánh giặc là đền lớn đồng thời giúp cho âm cư nghiệp xin ngài nhận cho ràng nay là Đền Sở, sau này là Tự Sở (nơi thờ phụng) muôn đời. Soa Kỳ nhận lời và cho 4 hết nàng mua ruộng đất tôt để làm nơi cúng tế

Tiếp đó ông được lệnh của nhà vua cùng chư Tướng xúc tiến đánh giặc Tống Chiêm. Quân ta mở một trận đại chiến với giặc, chiếm đươc chánh trường, giết được vài ngàn quân giặc, thu được vô số xe ngựa, lương thực. Từ đó thiên hạ thanh bìnhh, nhà vua tổ chức lễ khánh hạ rất lớn, gia phong cho các tướng sỹ theo thứ tự và cũng ban các vị sắc phong âm phần phù trợ. Vua lại ban chiếu cho ông trở về Thực Âp. Ông bái tạ rồi trở về Thực Âp vào tháng trọng đông. Những lúc nhàn dư ông đều thăm các chùa miếu, một hôm hành du đến địa đầu khu bỗng trời đất mịt mù, một đám mây đỏ bay đến giáng xuống mộ cỗ xe giá ông ngồi trong xe theo mây bay đi. Tức là ông đã hóa. Hôm đó là ngày mồng 08 tháng 1. Lúc sau mây tan trời nắng, binh sỹ gia thần đại kinh bèn trở về làm biểu tâu triều đình. Vua bèn ban chiếu cho các trang xã khu đã tôn ông là gia thần đều được lập miếu thờ và có sắc phong bách thần âm phù Mỹ Tự cùng nguyện trị thần hiệu:

- Nhất phong: Phong thần Trinh Thục hiển linh công chúa

- Nhất Phong: Ả Láng Phương Viên hiển linh công chúa

- Nhất phong: Đoan Dung Thục Diệu hiển linh công chúa

- Tặng phong tam vị âm thần: Huy quang Tĩnh Tuệ, thuận hòa trinh thục phù nhân tôn thần

- Nhất phong Soa Kỳ bản lộ linh ứng Đại Vương đẳng thần

Từ đó nổi tiếng linh ứng. Trải các triều đại đều có sắc phong và sắc chỉ ban cho Đông Ninh, Chàng Xuyên tu bổ miếu điện để phụng thờ cùng với nghi lễ của Đất nước. Kính thay!

- Kiêng húy 8 chữ: Huy Thân, Ả Láng, Đoan Dung, Soa Kỳ

- Ngày sinh của thần ngày 12 tháng giêng. Chính Lệ Lễ. Trước dùng hương đăng hoa quả…(Trà phẩm) sau dùng rượ thịt lợn, xôi, được ca hát.

- Ngày hóa của thần (Kỵ Nhật) mồng 08 tháng 11 lễ vật như trên

  Năm Hồng Đức thứ 3 tháng Trọng Xuân, ngày tốt lễ bộ thượng thư, Hàn Lâm Viện, đông các đại học sỹ  Nguyễn Kim An Sọan bản chính.

 Năm Vĩnh Hậu thứ 5 tháng 10 ngày tốt mời các Bộ Lại, tuân theo bản gôc viết lại

Hoàng Triều Bảo Đại năm thứ 13 năm Mậu Dần tháng 2 ngày tốt.

     Phụng khai sắc thần tích Lý Trưởng làng Tình Xuyên. Nguyễn Văn Thạch.

 

 

 

 

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke