ĐÌNH QUY TỨC, PHƯỜNG PHÙ LIỄN, KIẾN AN
18 01 2023
in trangĐình Quy Tức phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng thờ thành hoàng làng Chiêu Hoa công chúa sinh năm 1256, con vua Trần Thánh Tông.
Căn cứ vào Thần tích và 13 sắc phong của các vương Triều.
- Trích theo quyển sưu tâm, Biên soạn của viện bảo tàng Trung ương và viện khoa học xã hội Việt Nam. Nhà xuất bản Tự Điển Bách hoa Hà Nội
- Nhà biên soạn; nhà sử học: Trịnh Minh Hiên, Ngô Đăng Lợi - Cử nhân Văn Hóa; Nguyên Đức Giang, cử nhân Mỹ thuật: Đồng Thị Hồng Hoàn.
- Hải Phòng có 203 đình thờ Thành Hoàng làng, đã được xếp hạng DTLSVH cấp quốc gia và cấp Thành phố, trong đó có đình Quy Tức, Phù Liễn.
Đình Quy Tức xây dựng và đầu thế kỷ XVII, thuộc trang Phù Liễn, bộ Dương Tuyền.
Đình Quy Tức xưa kia thờ Thành Hoàng: CHIÊU HUỆ HOA, HOÀNG CÔNG CHÚA. Đại vương thượng đẳng thần.
Nay đình Quy Tức tôn thờ:
+ Thành Hoàng Làng: Chiêu Huệ Hoa Hoàng Công Chúa đại vương thượng đẳng thần.
+ Phò mã Đô Úy Cao Toàn đại vương thượng đẳng thần.
+ Đức Cao Sơn, đại Vương Thượng Đẳng Thần.
+ Đức Quý Minh, đại Vương Thượng Đẳng Thần.
+ Đức Nam Hải, đại Vương Trung Đẳng Thần.
+ Liễu Hạnh Công Chúa.
+ Hậu Thần.
+ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng và các anh hùng liệt sỹ.
Đình Quy Tức phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng thờ thành hoàng làng Chiêu Hoa công chúa sinh năm 1256, con vua Trần Thánh Tông.
Bà Sinh ra đã là người xinh đẹp, lại thông minh làu thông kính sử, ham luyện tập võ nghệ, cưỡi ngựa bắn cung không môn nào là không giỏi, lại hội tụ cả tài, nết: công - dung - ngôn - hạnh. Lúc đó có Cao Toàn người Phù Liễn, học giỏi đỗ cao vào năm 1275 (Ất Dậu).
Khi vua Trần mở khoa thi chọn hiền tài, vua thấy Cao Toàn tướng mạo khôi vĩ tài giỏi, vua bằng lòng gả công chúa Chiêu Hoa cho Cao Toàn phong làm phò mã tước An Đức hầu.
Sau khi chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên, vợ chồng Chiêu Hoa công chúa xin vua cha về quê. Ông bà liền kệu gọi người tứ xứ về khai hoang lập ấp. Ông bà còn bỏ tiề xây cầu, dựng chợ, làm đình, chùa, mở trường học… Ông bà còn có công xin vua cha miễn phu và tạp dịch cho dân làng.
Ruộng nương điền ấp của ông bà kéo dài từ chùa Tiên Đồng theo giải núi Thiên Văn sát ngọn Đào Lĩnh (cột cờ) đế mũi A Đầm con, giáp sông Đa Độ ngày nay. Tương truyền, đấy là dải yếm Đức bà, (Thượng cây Xanh, hạ đồng Sành).
Khi quân Nguyên xâm lăng năm 1285 và năm 1288 ông bà đã cùng em gái là công chúa Chiêu Chinh quyên góp tiền mua lương thực, vũ khí, mộ dân binh giúp vua đánh giặc. Giặc tan ông bà về quê (trang Phù Liễn) giúp dân khắc phục hậu quả sau chiến tranh, dân làng hết lời ca ngợi… Vào ngày 12 gần Tết Nguyên Tiêu tháng Giêng âm lịch bà Chiêu Hoa mất. Trước khi mất, bà đã chia tài sản ruộng nương cho dân làng. Dân làng Quy Tức hàng năm lấy ngày mất của bà làm ngày lễ hội tôn vinh bà là thành hoàng làng, gọi là Chiêu Huệ Hoa công chúa. Vua Trần Anh Tông cho tổ chức an táng trọng thể. Ba năm sau cốt của Bà được đưa về ấp An sinh Đông Triều, ký táng tại lăng Bảo Đức.
Hàng năm lễ hội tổ chức vào ngày 12 - 14 tháng Giêng âm lịch. Ngày xưa, rước 3 vị Cao Sơn, Quý Minh, Nam Hải đại vương từ đình ngoài vào đình trong dự lễ hội; tan hội lại rước các vị về đình. Từ đó về sau các triều vua đều có sắc phong công đức của ông bà, dân làng còn truyền tụng câu ca”
“Có công vì nước hộ dân
Nghìn năm hương khói đức ân truyền đời”
Lễ vật dâng thánh hàng năm: Ngày xưa mổ lợn sống để vào khay, đóng xôi hộc. Còn ngày nay là thủ lợn, bánh khảo công, hoa quả, xôi cũng đóng hộc…
Trò chơi ngày hội là: Hai tượng thành hoàng là Chiêu Huệ Hoa công chúa đại vương thượng đẳng thần và Đô úy Cao Toàn đại vương thượng đẳng thần, 13 sắc phong, long đình, chấp kích và nhiều đồ thờ cổ khác…
Đình xây dựng lại vào thế kỷ XVI, năm 2005 được UBND thành phố Hải Phòng xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa.
Thành đoàn Hải Phòng