ĐÌNH NIỆM NGHĨA, QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

17 07 2023

in trang

Cũng giống như nhiều ngôi đình làng Việt Nam khảo, đình Niệm nghĩa là một công trình kiến trúc nghệ thuật khá to lớn và đồ sộ, nơi tôn thờ thần thành hoàng và sinh hoạt văn hóa xã thôn. Niệm Nghĩa là tên của làng xã đã tạo dựng nên ngôi đình cổ kính và đẹp đẽ này. Nhân dân quanh vùng thường gọi đình với cái tên trìu mến là đình Niệm hay đình làng Niệm. Đình Niệm nghĩa, nay thuộc địa bàn thôn Niệm Nghĩa xã Vĩnh niệm huyện An Hải, thành phố Hải Phòng Theo Danh sách số lượng và sự thay đổi của các tổng xã, thôn của huyện An dương và An Hải dưới triều Nguyễn (1802 - 1945) của sách “Địa chỉ Hải Phòng” xuất bản năm 1990 thì Niệm Nghĩa là tên một xã thuộc tổng An dương huyện An Dương. Tổng An Dương có 8 xã: An Dương, Đôn nghĩa, Vĩnh Niệm, Tê chữ, Hoàng nai, Hoàng mai, Niệm nghĩa, Trang quán.


Theo nội dung bản “Ngọc phả phúc thần Nam Hải đại vương” do dân làng Vĩnh niệm sao chép năm Tự Đức thứ 22(1869) và tham khảo sách “Đại Nam nhất thống chí", "Dồng khánh địa dư chí lược” và “Hải dương toàn hạt dư địa chí” thì vùng đất này trước đây chỉ có một xã gọi là Vĩnh niệm, thuộc huyện An dương, phía Tây giáp làng An dương và sông Lạch tray, phía Nam có sông Lạch tray bao bọc và phía Đông giáp sông Lạch tray và xã Dư hàng kênh. Sau chia thành 3 làng xã độc lập là Niệm nghĩa, Nghĩa xá, Đôn nghĩa. Hiện nay Nghĩa xã và một phần làng Niệm nghĩa đã ra nhập đời sống độ thị trong địa bàn phường Niệm Nghĩa quận Lê Chân.

Đình Niệm nghĩa ngày nay vẫn là đình của làng Vĩnh niệm xưa, nằm bên sông Lạch tray (còn cả tên gọi là sông niệm) gần địa điểm xây dựng cầu Niệm hiện nay. Đình Niệm nghĩa hiện tồn là một trong những công trình kiển trúc nghệ thuật còn khá nguyên vẹn ở vùng ven đô Hải phòng và là một trong những đài tưởng niệm danh tưởng Phạm Tử Nghi trên mảnh đất quê hương ông.

Đình Niệm nghĩa nằm ở phía Nam nội thành Hải phòng, cách trung tâm thành phổ chưa đầy 3km. Du khách có thể vào thm di tích bằng nhiều đường, nhiều ngả, trên các con đường rải nhựa phẳng phiu. Đình nằm kề bên đường Thiên Lôi, con đường vành đai bao bọc phía Nam đô thị Hải Phòng và đường Thiên Lôi còn lưu giữ được nhiều sự tích gắn liền với tiểu sử thành hoàng làng Vĩnh Niệm. Cuốn “Lược khảo đường phố Hải Phòng” do Hội đồng lịch sử thành phố Hải phòng xuất bản năm 1993 nhận xét: Đường Thiên lôi vốn là một đường cổ nổi tiếng đã được sach Đại nam nhất thống chí, Đồng khánh địa dư chí lược và Hải dương toàn lại địa chí chép và xếp vào mục cổ thời xứ Hải dương xưa. Nội dung đại lược như sau:"Đường Thiên lôi (Thiên lời lý), địa phận hai xã An dương và Vĩnh niệm Xưa Phạm Tử Nghi người xã Vĩnh Niệm có sức khỏe từng đắp con đề dài 3 dặm lại đẹp hai đống đất cao 5 thước ở hai đầu trên mặt đê, sau đó cầm gậy chạy đến chỗ đồng đất thét to như tiếng sấm, gạt một nhát thì quét sạch đống đất. Đê nay vẫn còn, hàng năm dân sở tại bồi đắp để ngăn nước mặn.

Như vậy, đường Thiên lôi cũ gồm đường Thiên lôi và đường Niệm nghĩa hiện nay. Các bản đồ thời Pháp thuộc về đường Thiên lôi từ điển nút đường Nguyễn Hữu Thu tức Sen đầu sát đầu cầu Rào cũ, cách cầu hiện nay vài trăm mét về phía thượng lưu. Như vậy, đường Thiên lối xưa vốn là đê ngăn mặn bảo vệ một phần đồng đất dân cư của ba tổng An dương, Đông khê, Trung hành, huyện Ân dương. Thời Pháp thuộc được sửa lại, rải đá để làm đường cho xe vận tải thô sơ không được hoạt động trong nội thành. Tuy ở gần khu vực ven nội, nhưng lại ở gần bãi bồi của sông Lạch tray, sú vẹt, lăn lác mọc bạt ngàn, dân cư thưa thớt, nên đường này thường vắng vẻ. Bọn lưu manh tội ác thường tụ tập gây tội ác. Trước cách mạng tháng 3 năm 1945 Thế Lữ đã viết một tập truyện mang tên Bên đường Thiên lôi khá hấp dẫn. Sau khi tiếp quan, ta đã nhiều lần sửa chữa nâng cấp đường này. Trong chiến tranh phá hoại lại kéo dài đường Miếu hai xã nối với đường Thiên lôi làm đường tránh và dẫn mật độ giao thông vận tải ngoại ô phía Nam. Công dụng ấy nay vẫn còn cho đến khi đoạn đường bao phía Nam hoàn, thành đưa vào sử dụng.

Ngày trước đường Thiên lôi không có công trình gì đáng kể. Cạnh những xóm nhà tranh vách đất thưa thớt nhô lên một vài ngôi nhà ngôi cao ráo của nhà giàu trên phố dựng lên làm nơi nghỉ ngơi mà ngày ấy thường gọi khoa trương là biệt thự. Cơ sở sản xuất chi có trại lợn xuất khẩu của nhà tư sản Thy San là lớn. Từ ngày tiếp quản đến nay, một số cơ sở xuất đã được xây dựng dọc hai bên đường này như Nhà máy sợi Hải phòng do Chính phủ và nhân dân Cu ba giúp ta xây dựng và hoạt động mạnh trong chiến tranh phá hoại, Xí nghiệp mộc sắt, Công ty điện nước - lắp máy. Xí nghiệp thực phẩm xuất khẩu, Xí nghiệp gà công nghiệp, Khách sạn chuyên gia ...

Và công trình văn hóa trên trục đường này có nhiều đình miếu thờ Phạm Tử Nghi như từ nghĩa xã lăng Đôn nghĩa, đình Niệm nghĩa.

Chùa Đồng thiện là một ngôi chùa đẹp do Hội đồng thiện Hải phòng hung công xây dụng vào thập kỷ 20. Tuy mới làm nhưng vẫn giữ được nghệ thuật cổ truyền. Đặc biệt chùa có hai mô hình bảo tháp làm bằng gỗ quý, các mặt ghép kính vẽ những bức hoạ ghi lại hình ảnh thành hoàng thành phố hải phòng trong qua trình đô thị hóa như Nhà hát lớn, trụ sở chi nhánh ngân hàng Đông dương, nhà máy xi năng, Cảng, chợ Sắt, Phòng thương mại Hải phòng ...

Đình Niệm là một trong những công trình kiến trúc lâu đời, có lịch sử xây dựng và tu sửa hết sức phong phú. Đình trước kia thuộc xã Vĩnh niệm huyện An dương, phủ Kinh môn, trấn Hải dương và là trung tâm của các công trình tồn thờ, danh tướng Phạm Tử Nghi (dân gian thưởng gọi là Đức thánh Niệm), ở địa phương. Dựa theo nội dung bản thần phả phúc thần đình Niệm do dân làng sao lại năm Tự Đức thứ 22 (1963) thờ Phạm Tử Nghi là người xã Vĩnh niệm, húy là Thành, Ông sinh vào khoảng đời Hồng Thuận triều lê từ 1509 đến 1515). Tương truyền ông là người rất khỏe mạnh, sức địch muôn người, có công lớn với đất nước quê hương trong việc đắp đê ngăn nước mặn, "đào sông dẫn thủy nhập điền”...Và khi mất rất linh ứng. Khi ông qua đời dân làng Niệm suy tôn ông làm thành hoàng và xây dựng nhiều đồn đại thờ cúng ông rất kính cẩn như đình,miếu, từ và lăng mộ. Sau này có lẽ sau đời vua Tự Đức(1848-1883) xã Vĩnh niệm (tức làng Niệm) chia tách thành 3 xã (tức 3 làng khác nhau là Niệm nghĩa, Nghĩa xã và Đôn nghĩa làng hiện nghĩa được giao phần trông coi miểu và đình, làng Nghĩa xá chăm sóc đền thờ trên Gia viên của Thành Phụ, Thánh Mẫu để lại (tức Từ Nghĩa xá) và ngày nay làng Đôn được trông coi lăng mộ của người. Dựa trên các cơ sở di tích tôn thờ Đức Thánh Phạm Tử Nghi để người xưa phân chia đất đai, quy hoạch đơn vị hành chính mới. Phải chăng do điều kiện dân cư ngày càng đông đúc, làng xóm quá tải mà chính quyền cũ quyết định chia tách xã Vĩnh Niệm thành 3 xã độc lập? Nhưng tình nghĩa của những con người vốn cùng làng không hề thay đổi, họ vẫn cùng nhau “đắp nghĩa đền ơn” đức thành hoàng chung và vì thế cả 3 làng mới đều mang chữ “Nghĩa” ở sau. Hiện nay hai làng Nhiệm nghĩa và Đôn nghĩa lại được tái hòa nhập trong đơn vị hành chính là xã Vĩnh niệm huyện An hải.

Cũng như nhiều ngôi đình làng biển khác, đình Niệm cũ được xây dựng trên một địa thế, môi trường thẩm mỹ khá đẹp. Đình tọa lạc ven sông Lạch tray. Suốt ngày đêm con nước nhấp nhô theo nhịp thủy triểu. Chọn vị trí này để dụng đình, người ta muốn cho công trình có được khoảng cách biệt cần thiết với xóm làng trần tục và nhờ đó gợi cho lữ khách có được những cảm giác linh thiêng đầy chất tâm linh của chốn đình chung, nhất là trong những ngày hội với khói hương ngào ngạt phấp phới cờ tản. Những người xây dựng đã rất khéo léo trong việc lựa chọn địa điểm dụng đình, nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu “địa linh” và hướng đình, mà còn thuận lợi về giao thông thủy bộ để tập kết nguyên vật liệu để xây dựng công trình “thế kỷ” của làng.

Năm 1934, cầu Niệm đầu tiên được xây dựng, nối quốc lộ 10 kéo Kiến an gần lại với Hải Phòng. Đầu cầu bên tả ngạn theo thiết kế chạy đúng trước của đình làng Niệm, cho nên di tích phải chuyển dịch về vị trí đình Niệm hiện nay. Chính quyền thực dân bồi hoàn cho dân làng 1 vạn đồng tiền Đông dương, không đủ dựng lại đình cho thật khang trang theo nguyên gốc.

Đình Niệm nghĩa hiện nay mang phong cách nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam thế kỷ 19. Dòng chữ Hán khắc chìm trên câu đầu của bộ vì giữa cho biết đình được trùng tu xây dựng năm Tự Đức thứ 4 (1851).

Đức thánh nguyên người Vĩnh niệm, tổng An dương, huyện An dương, phủ Kinh môn, trấn Hải dương. Họ ngày là Phạm, tên húy là Thành, tên chữ là Tử Nghi. Đức thánh sinh vào khoảng đời Hồng Thuận triều Lê (tức triều vua Lê Tương Dực) từ năm Kỷ Tị (1509) đến năm Ất Dậu (1515) không biết rõ năm nào. Lúc nhỏ ham đọc sách, khỏe mạnh và to lớn hơn người.

Một hôm làng giao cho ngài mang 100 quan tiền thuế lên kinh đô nộp. Thuế nộp xong, ngài dạo chơi qua bên cửa Đông thấy một đội quân quây quần hò sức kéo một cây gỗ lim lớn. Ngài tủm tỉm cười và khẽ nói: “Sao mà nhiều người thế, những đồ tủi cơm ấy thì sao làm tròn trách nhiệm nặng nề được?”. Có người nghe thấy bèn đến mách với quan khâm sai, quan nghe lời nói lấy làm lạ, bèn cho tìm và tâu với vua để bắt tội. Vua truyền cho, nếu một mình đưa được cây gõ đó đi chỗ khác, sẽ được trọng thưởng, bằng không sẽ bị phạt đòn. Ngài vâng lệnh đến bờ sông vác thốc cây gỗ lên vai, đi một mạch đến trước nhà vua ngự, xin phép được ném xuống. Trời rung đất chuyển. Vua cùng tả hữu hai ban cả kinh và tấm tắc khen ngợi, triều đình mở tiệc ban thưởn, đồng thời cho dựng đài thi võ để các quan tướng cùng ngài thử tài cao thấp. Cuộc thi diễn ra khá sôi nổi, hào hứng và phần thắng thuộc về chàng trai Vĩnh niệm. Vua định lấy một chức võ quan nào đó phong cho Tử Nghi. Có người đồn đức vua rằng: “người này tuy có sức khỏe mạnh hơn người nhưng đã không ra ứng thi kỳ thi nào, lại nói hỗn láo trước mặt quan quân, nên bắt cái tội khinh nhờn ấy mà xử đi”. Vua không nghe lời sàm tấu, mà lại phán truyền: “Hiện nay ở ngoài cánh đồng Hội đồng nhân có ba con ác thú là những con voi độc hung hãn, nhà ngươi có trị được không?” Ngài cúi lạy và tâu rằng: “Thần là người tầm thường xứ Niệm, chưa một lần được đọ sức với tượng lâm, xin cho về nhà tập luyện trong ba tháng, sau đó mới đến xin vâng lệnh”. Đức vua chuẩn y lời tấu.

Ngài trở về làng quê Vĩnh niệm, đắp một con đường dài, gai bên lại đắp những ụ đất, hễ khi tập võ lại lấy gậy đập xuống, ụ đất tan tành. Người bấy giờ gọi ngài là ông tướng Thiên Lôi hóa xuống, vì thế con đường đó gọi là đường Thiên Lôi. Hết hạn ba tháng, ngài đến cửa khuyết đợi mệnh. Sau khi theo nhà vua đi chọn gậy làm binh khí ở bãi của Đông, rồi một mình chắn hướng hội đồng nhân tiếng tới. Một trận quyết chiến diễn ra, tưởng như trời sa, đất thụt, sông cạn, núi tan và ngày tận số đã đến với ba con voi dữ.

Nhà vua được tận mắt chứng kiến cuộc huyết đấu, cả mừng nói: “thực là nhân quý sống với sống lại, Diễn Vi lại ra đời”. Đó là trời giúp cho quả nhân, cho nước nhà một tay rường cột vậy và xuống chiếu cho Ngài mang ấn đại tướng quân, lại gả công chúa cho. Ngài bản tính trung thực, nên vua ngày càng tin yêu, giao việc giúp ấn chúa coi việc triều đình chính sau này ...

Lại nói, giữa lúc Phạm Tử Nghi dốc hết tài năng phò vua giúp nước, một số triều thần, thân vương hoàng tộc họp bàn với nhau rằng: Nguyên soái tuy có tài đạo ngang trời đất, có sức mạnh muôn đời không địch nổi, nhưng chưa từng qua một kỳ thi cử, thử thách nào mà bỗng chốc được nhà vua tin dùng, sao tránh được họa về sau. Ngài bèn dâng biểu tấu với vua Mạc rằng: “Thần là kẻ bất tài, phụ lời ủy thác của Tiên Vương, không giúp được đức vua để chỉnh đốn triều đình, vỗ yên thiên hạ. Tiểu thần xin đem người, ngựa, quân lính dưới quyền, xin tiến lên vùng Lường quảng thu phục lại đất cũ của nhà nước, để rửa cái hổ thẹn trăm năm ấy. Đó là nguyện vọng của thần đã lâu, xin Minh Quân đèn trời soi xét”. Ngài lạy tạ rồi về đất Dòng châu sửa sang thuyền bè, chỉnh đốn quân sỹ, tiến lên biên giới Đông bắc. Đạo quân của Ngài đánh đâu thắng đó, thu phục được đất cũ của Lạng sơn. Nhà Minh sai sứ mang thư trách rằng: “Nước nhỏ mà dám trở tráo cướp nước lớn”. Phạm Tử Nghi bảo sứ giả rằng: “Hã Viên nhà Hán vì cớ gì sang chiếm đất cũ của tổ tiên ta. Nay ta là tướng soái nhà nước, làm như vậy là do chức phận. Ngươi mau về nói với vua nhà ngươi rằng, nếu muốn hòa thì đừng lấn đất của ta nữa. Ta cũng chẳng cho quân lính động đến ai. Nếu muốn đánh nhau thì xuống đất Giang nam, bố trí hẳn hoi quyết xem ai được ai thua”.

Lại nói đến, khi Ngài cho người về kinh báo tin thắng trận, vua cho sứa giả mang cờ tiết mao đến ban phong cho Ngài tước tứ dương hầu và sắc chỉ phong chức Nam dương đồng nguyên soái, phò mã đô úy, thái úy, thành quốc công. Vì thế, Ngài lại chỉnh đốn người ngựa, thuyền xe nhằm đất Nam kinh mà tiến. Người Trung Quốc hoảng sợ, tìm kế hiểm chống lại. Họ dùng thuyền nhẹ vượt biển, tìm về Vĩnh Niệm, lừa bắt thân mẫu của ông tại tự gia, rồi người Minh cho sứ giả cầm thư sang oán trách vua ta và nói với Tử dương hầu rằng muốn tính mạng mẹ được an toàn thì phải tự trói xin hàng.

Phạm Tử Nghi ngày đêm lo nghĩ đến đạo làm con sao cho tròn chữ hiếu, trong lòng rối bời, việc quân trễ nải. Ông chỉ có một mong muốn hai nước giảng hòa, Bắc – Nam thề ước không bao giờ xâm phạm đến nhau nữa đã làm chước bãi binh. Bằng không đối phương gây khó dễ thì buộc ta phải cất đại binh tiến vào Nam kinh, quyết sống một trận để rửa nhục cho nước, báo thù cho mẹ. Nghĩ vậy nên Tử Nghi mới cùng với sứ giả bàn về nghi thức đón mẹ, nghi lễ giảng hòa và hẹn ngày hội ước. Đúng hẹn ông chỉ mang theo một vài cận thần tới trại giắc họp bàn, thấy cờ quạt trang nghiêm nhưng vắng lặng, trong bụng rất lấy làm lạ. Bỗng trên tường thành xuất hiện một viên tướng Tầu mặt mày hung dữ, vươn cổ thét lớn: “Hỡi nguyên soái nước Việt, sao không xuống ngựa tự trói tay lại, còn chờ gì nữa?”. Tử Nghi biết là trúng phải kế độc của kẻ thù, bèn tuốt gươm, vỗ ngựa và cất tiếng gọi lớn: “Mẹ...mẹ...mẹ ơi, mẹ ở nơi nào”. Chợt tiếng pháo nổ ran, bốn mặt tên tới tấp bay tới. Ngài múa gươm đốn đánh vừa che cho mình, vừa nguyền rủa kẻ thù: “Chúng bay là lũ tiểu nhân, lòng lang dạ thú, nuốt lời hẹn ước. Ta thề sống chưa bá được thù cho nước thì chết sẽ quyết rửa hận cho nhà”. Nói xong ngã ngựa tuẫn tiết, hôm đó là ngày 14 tháng 9 âm lịch. Giặc chém bêu đầu, treo gữa chợ, xác đốt thành tro rải khắp nơi theo chiều gió thổi. Ngay sau hôm đó tức thì, dân toàn vùng ấp lại mắc ôn dịch lớn, người cùng gia súc chết la liệt, đất trời u ám một màu tang tóc. Trên không trung, giữa thanh vắng, đâu đây văng vẳng tiếng Ngài: “Muốn tử tế hãy trả đầu cho ta”. Cả nước Trung hoa náo động, triều đình nhà Minh sợ hãi vội sai người đi làm lễ tạ tội, đặt thủ cấp Ngài vào trong quách đá rồi lấy Lễ công hầu tiễn đưa và phong cho Ngài là thượng đẳng phúc thần miền biên giới hai nước.

Tương truyền, quách lá quan tài được đặt trên chiếc bè thả trôi theo dòng nước sang đất Nam, đến đầm Hồng thì có một ngư ông theo thần mộng đen thuyền ra đón. Dường như không cần phải chèo lái, thuyền cứ thế trôi đi vun vút qua một đêm thì đến bến sông làng Niệm từ quan viên đến trai tráng, nam phụ lão ấu đã tề chỉnh nghênh rước quan tài của Ngài do đức thánh hiển linh báo mộng, về đến chỗ làng hiện nay thì hạ xuống làm lễ an táng. Sau đó, dân làng còn xây miếu lập đình thờ cúng Ngài rất trang nghiêm.

Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi tuy sống làm quan cho triều Mạc mà khi thác còn được nhận sác phong của triều Lê, thế mới biết công với nước của Ngài khi làm tướng đã to, nhưng ơn giúp dân của Ngài khi thác cũng hết sức lớn, do vậy, các triều vua sau đều có sác phong, phản hai bên bờ sông thuộc địa phận hai nước, chỗ nào mà hòm thủ cacps Ngài trôi qua đều cho phép dựng đền miếu thờ. Nhưng có lẽ những đình đài tôn thờ và tưởng niệm Phạm Tử Nghi ở quê hương ông là đẹp đẽ và linh ứng nhất như Từ Nghĩa xá, Lăng Đôn Nghĩa và đình Niệm Nghĩa. Thật đúng là:

“Tích lại Niệm trang thiên cổ miếu

Danh truyền hải quận tứ linh tử”

Phạm Tử Nghi là một dũng tướng, ông bước lên vũ đài chính trị thời Lê - Mạc bằng thanh gươm bạc và sức khoẻ phi thường. Xuất thân từ tầng lớp bình dân, làm tướng tới chức nguyên soái, làm quan tới chức phò mã đô uý, thái uý, tước thành quốc công, tứ dương hầu … Phạm Tử Nghi có công lớn đối với quê hương, tên tuổi của ông thấm sâu và vang vọng trong lòng quần chúng. Đặc biệt khi chết còn được ban phong là Nam Hải linh ứng đại vương. Hiếm có người đạt được công lao, danh vọng và tài hiển linh như người con làng Niệm nghĩa Tứ dương hầu Phạm Tử Nghi.

Nhân dân Niệm nghĩa cũng giống như nhiều làng quê khác rất kính trọng vị thành hoàng bảo hộ làng quê mình. Đức thánh Phạm Tử Nghi không chỉ là người có công với nước mà còn có công mở rộng, phát triển làng xóm Niệm nghĩa xưa, nay là các làng xã, phố phường Niệm nghĩa, Đôn nghĩa, Nghĩa xá.

Hàng năm, dân làng làm lễ tế thành hoàng vào dịp kỷ niệm thánh sinh (ngày mồng 2 tháng 2 âm lịch) và ngày thánh hoá (14 tháng 9 âm lịch).

Tế thánh là dịp để dân làng tưởng niệm nên công đức và cầu thần phù hộ cho làng được nhân khang vật thịnh, tế lễ, mở hội đình Niệm nghĩa đồng thời cũng là hội làng, dân gian quen gọi là vào đám được tổ chức vào ngày thánh hoá từ 14 đến 18 tháng 9 âm lịch hàng năm.

Lễ hội đình làng cũng là dịp để cộng đồng làng xã được vui chơi, giải trí sau một chu kỳ tất bật mưu cầu sinh nhai. Ngày ấy tưng bừng nhộn nhịp hẳn lên giữa sự yên tĩnh thường nhật sau luỹ tre xanh làng quê.

Theo lệ cổ thì ngày 14-9 cả tổng hợp tế, ngày hôm sau (15-9) cả huyện hợp tế, các xã thôn có đình miếu ven sông thì cúng tế riêng. Đặc biệt trong các Lễ đảo vũ (thuộc những năm hạn hán kéo dài) chủ tế thường phải là tri huyện và đồ tế dâng được sắm bằng tiền công quỹ. Tương truyền rất linh ứng, lễ cầu nào cũng có mưa. Bởi thế đời Lê Cảnh Trị thứ 8, năm Canh Tuất (1670) có sắc phong là: “Có công giữ nước, giúp dân, có ơn đức rất mực, đã cất công đẩy nghiệp, chức nam dương đông nguyên soái, tóm thâu làm tiết chế cả mọi dinh thuỷ bộ của hai nước ở khắp nơi, phò mã đô uý, thái uý thành quốc công, phong là thần Nam Hải linh ứng đại vương”.

Hội đình Niệm nghĩa luôn tuân thủ nghiêm ngặt theo trật tự nghi lễ được truyền nguyên xi từ đời ngày sang đời khác và giống như ngày hội lễ của nhiều đình làng quanh vùng.

Nhìn chung mấy năm gần đây, hội đình Niệm nghĩa mới được khôi phục trở lại. Đó là một sinh hoạt văn hoá tinh thần bổ ích, giúp bà con thêm yêu quê hướng đất nước, tình làng nghĩa xóm thêm gắn bó, góp phần giáo dục lòng kính trọng đối với các bậc tiền nhân có công với quê hương, dân làng.

Sau những ngày hội làng tưng bừng, náo nhiệt, dân làng Niệm nghĩa, xã Vĩnh niệm lại bước vào lao động sản xuất với một tâm hồn thanh thản, lâng lâng và đã như rũ bỏ được những ưu tư, muộn phiền “dây dưa” từ năm trước. Hội đình với sự linh ứng của đức thánh trong tâm linh như giúp họ có thêm sức mạnh và niềm tin vào những ngày tới sẽ làm ăn suôn sẻ hơn, gặp nhiều may mắn hơn.

Trong tương lai gần, hội đình làng Niệm sẽ là một hoạt động quyến rũ khách du lịch bốn phương.

Đình Niệm hiện tồn mang phong cách nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam thế kỷ 19 và dòng chữ Hán khắc chìm trên câu đầu của bộ vì giữa toà tiền đường càng khẳng định điều ấy khi chép dòng Tự Đức thứ 4 (1851). Có nghĩa là di tích được trùng tu tôn tạo lớn vào năm 1851 thời nhà Nguyễn, trước khi người Pháp quyết định xây dựng đô thị Cảng Hải Phòng. Đình dựng trên cánh đồng lúa trũng, vết tích của bãi bồi xưa, quay hướng Tây Nam, nhìn ra sông Lạch Tray lượn lờ và cách sông ngót 1 cây số theo đường chim bay dọc theo cánh đồng lúa bát ngát.

Đình Niệm Nghĩa là công trình kiến trúc nghệ thuật cổ hoàn toàn bằng gỗ lim, bố cục hình chữ công, gồm 5 gian tiền đường, 2 gian nhà cầu (ống muống) và 1 gian hai dĩ hậu cung. Thực chất chỉ có 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, nhưng người xưa đã khéo léo xử lý kiến trúc gian cuối cùng toà hậu cung tạo thành cung cấm cho ngôi đình giống như một toà độc lập như cấu trúc chữ công quen thuộc như: Nhìn bên ngoài thấy có các vì đốc ván vỉ ruồi, các mía đao công… và nhìn bên trong có hệ thống cửa gỗ kiểu bức bàn ngăn cách với nhà cầu (ống muốn).

Trước đình có hồ “long trì” tròn, xung quanh kè đá vôi xám tuy chưa thật phẳng phiu, gồ ghề uốn lượn, chu vi xấp xỉ 100m. Hồ nước được ví như mắt rồng, là điểm tụ thuỷ, tích phúc cho thế đất. Hồ soi bóng tam quan với các “cột đồng trụ vuông” sừng sững, mái lầu hai tầng tám mái rung rinh đáy nước mặt hồ, khi bình minh rạng ngời ở cõi trời đông.

Bộ mái kiến trúc thực sự là một tác phẩm nghệ thuật trang trí và điêu khắc sống động: Bốn mái đao cong đắp rồng chầu phượng mớm. Bờ nóc và bờ đải đắp bằng vôi vữa, chính giữa trổ thủng hàng hoa chanh bốn cánh. Dầu kìm đắp “hồi long” mang dáng dấp của thuỷ quái Makara, cầu mưa thuận gió hoà, miệng ngậm bờ dải, đuôi xoắn tròn. Bờ dải là nơi ngự của cặp lưỡng long chầu nguyệt. Rồng ở đây có thân gầy mảnh, phủ vẩy sành, uống ba khúc lớn, đầu ngóc cao. Mặt nguyệt tròn, xung quanh có các đao lựa bay ra do hồ phủ ngậm chữ thọ lớn đội ở phía dưới. Góc mái đắp nghê chầu, hai chân sau đạp lên bờ dải, hai chân trước dẫm lên mái ngói. Nghê mang đầu rồng dữ tợn, thân phủ vẩy sành với những cụm mây xoắn đầu lớn, móng chim ưng nhọn sắc. Mái đình ngắn và dốc, mái lớp kiểu “tàu dao mái lá” hay còn gọi là “tàu thực” và các dao cong như đang cố nâng bổng những tàu mái nặng nề lợp bằng 8 viên ngói bong lên rung rinh trước gió. Mái ngói đã ngả màu rêu phong càng làm tăng thêm dáng vẻ cổ kính cho công trình.

Đằng trước tiền đường là một sân rộng, lát gạch phẳng phiu, chính giữa là một sân tế (cao 15 cm, rộng 3 cm) và bốn góc có 4 cột tròn để căng phương du trong ngày tế lễ, hội hè. Đối diện hai bên sân là cổng xây kiểu hai tầng tám mái dẫn ra vườn đình, xưa kia là lối thoát ra trong những ngày hội đông đúc. Cổng thoát kế bên toà giải vũ 2 gian nhỏ, xinh xinh. Giải vũ là những kiến thức mới xây dựng nhưng do khéo léo trong kỹ thuật xử lý các đầu trụ hồi dốc cùng với mái ngói vẩy rồng cũ kỹ nên khá hoà nhập với kiến trúc chính.

Bên trái đình là một điện thờ Mẫu nhỏ. Có thể nói, đình Niệm Nghĩa là một tổng thể kiến trúc cân đối, hài hoà, toạ lạc trên một vùng đất thoáng đãng có hồ đẹp, đồng xanh, sông nước dạt dào. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu về kết cấu kiến trúc của từng toà nhà cụ thể.

1. Toà tiền đường:

Toà tiền đường 5 gian đứng vững trên 6 bộ vi kèo bằng gỗ lim, trong đó có 4 bộ vi giữa và hai bộ vi đốc hồi. Các vi kèo giữa được làm giống hệt nhau và vi kèo hồi đốc cũng vậy. Hồi vi kèo đều được kê trên chân tảng đá như nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật cổ khác.

Các bộ vi kèo giữa làm theo lối “chồng rường giữa chiêng” như sau: Đội xà nanh nóc (thượng lương) là dép gỗ hình thang ngửa đặt trên đầu son chữ nhật và đầu son nằm giữa rường bụng lợn của khung giá chiêng. Rường bụng lợn đội đôi hoành thứ nhất và hai đầu của rường này được kê trên đỉnh các cột trôn nhô lên từ lưng câu đầu. Rường kép ngắn đội đôi hoành thứ 3. Đôi hoành thứ 4 nằm trên đầu cột cái qua thân câu đầu. Câu đầu là một thân gỗ lớn, bảo thon hình búp dòng nối hai đầu cột cái lần lượt lao ra 2 rường kế tiếp nhau đỡ các đôi hoành thứ năm và thứ sáu hai giường này gối đầu lên nhau và được kê trên rường kép nằm trên lưng xà nách. Rường kép đội đôi hoành thứ bảy. Xà nách nối coọt cái với cột quân trong liên kết ngang của toà nhà. Từ đầu cột quân lao ra một bẩy hiên lớn, đuôi bẩy khớp mộng dưới bụng xà nách tạo thành “nghé” hình hoa loa kèn, đầu bẩy đỡ tàn đao của mái đua. Trên lưng bẩy có ván lá dong bằng ván gỗ dày, khoét lẫn đội đôi hoành thứ 9. Đôi hoành thứ 3 nằm trên đầu cột quân.

Hai bộ vi kèo dốc có cấu tạo như nhau: Từ các cột cái giữa giáp hồi, người ta dựng một xà đùi lớn nối với các đầu cột quân giữa hồi và trên xà đùi này tạo hệ thống “côn” dọc kiểu chông rường để đỡ các hoành mái nối. “Côn” dọc được bắt từ cột trốn tròn đứng trên 1/3 xà đùi (tính từ trong ra ngoài). Cột trốn đảm nhiệm chức năng của cột cái ở vì đốc: Đầu cột đỡ câu đầu nhỏ của vì ván mô vỉ ruồi và làm nhiệm vụ gánh đầu kẻ góc. Kẻ góc là một đoạn gỗ thẳng, một đầu chai qua thân cột trôn bằng một mộng án, đầu kia gác qua góc tường xây lao ra đỡ mái đao cong, lưng kẻ đỡ các đôi, các đầu hoành.

Liên kết dọc các toà tiền đường là hệ thống xà thượng (nối các đầu cột cái) và xà hạ (nối các đầu cột quân) tạo thành khung chịu lực hình chữ nhật đồng tâm.

Các cột gỗ tròn đều được kê trên các chân tảng đá tạo dáng tròn trên vuông dưới có tác dụng chống lún và sự xâm nhập của mối mọt.

Nền nhà lát gạch bông, một loại vật liệu xây dựng dân dụng ra đời vào những năm gần đây đã làm giảm hiệu quả thẩm mỹ và ít nhiều làm biến dạng nguyên gốc di tích của công trình. Gian giáp hồi xây bệ cao 45 cm so với nền đình như nhắc lại hình bóng của sàn đình cổ truyền.

Ba gian trung tâm mở hệ thống cửa gỗ kiểu cửa tùng cung khách quen thuộc, phía sau để trống, không mang nhà cầu (ống muống) để nối với cung cấm, tạo thành một khuôn viên kiến trúc khép kín.

2. Nhà cầu (ống muống):

Nhà cầu là toà nhà dọc 2 gian, chiều rộng bằng gian trung tâm và 2/3 tả gian, hữu gian tiền đường. Mặt trước thông cang nội thất tiền đường, mặt sau được ngăn cách với cung cấn bằng bộ cửa bức bàn. Trong kết cấu kiến trúc toà nhà cầu này, người xưa rất khéo léo, sáng tạo khi sử dụng kiểu kẻ góc từ cột cái tiền đường với cột quan nhà cầu để đỡ các cầu hoành mái phía sau của tiền đường.

Toà nhà cầu hình ống muỗng này được tạo bởi hai bộ vì kèo gỗ nối vì kèo cũng gồm 4 hàng chân cột như toà tiền đường. Bộ vì thứ nhất cần tạo kiểu “giá chiêng chồng rường đầu sen” và bộ vì thứ hai làm theo lối ván mê, cả hai đầu đều được sơn son thiếp vàng khá cầu kỳ. Kèn hai bên có tường gạch che chắn, tạo nên một khuôn viên khép kín.

3. Hậu cung: Hậu cung là một ngôi nhà một gian hai dĩ, thực chất chỉ là 1 gian, song với tiền đường. Hậu cung dựng trên một nền cao 60 cm so với mặt nền gian nhà cầu (ống muống). Cấu trúc vì kèo khá đơn giản, keiẻu “chồng rường trụ chống ván mê”. Các bộ phận kiến trúc đều được bào trơn đóng bán không thể hiện trang trí gì. Đằng trước lắp hệ thống cửa gỗ kiểu bức bàn cùng với các mặt kia xây tường gạch tạo cho lòng cung cấm luôn tối sầm để tăng thêm vẻ huyền diệu của cõi linh.

Từ nhà cầu lên hậu cung, hai bên trổ cửa đi lại nhỏ mà mỗi lần qua người ta phải khom lưng kính cẩn.

Nhận xét: Về mặt kiến trúc xây dựng, đình Niệm Nghĩa được bảo tồn khá nguyên viện, với các bộ phận kiến trúc như cột, xà, câu đầu, hoành, rường, bẩy,… đều lực lưỡng, hiếm thấy trong mạng lưới di tích cổ Hải Phòng.

Có thể nói trừ các cột lực lưỡng, các xà bào soi hình vỏ măng, các rui lót dưới các hàng ngói còn có các bộ phận kiến trúc khác của đình thường được chạm khắc trang trí. Dù chỉ là một vài đường hoa lá cách điệu, hay hình rồng bay phượng múa cũng đủ để chúng ta khâm phục và biết ơn những người thợ đã làm nên niềm kiêu hãnh của nhân dân làng Niệm.

Hải Phòng đang trên con đường hiện địa hoá. Hiện đại hoá trong kiến trúc đô thị, trong nhịp sống công nghiệp. Đó là xu hướng khách quan. Vì vậy việc bảo tồn những di tích cổ là những dấu ấn của làng quê cổ truyền đã và đnag góp phần hình thành nên thành phố Cảng hiện đại của đất nước là rất quan trọng. Mái đình Niệm Nghĩa còn là nơi chở che, bảo tồn một số di vật quý có giá trị lịch sử, nghệ thuật và văn hoá. Mặc dù số lượng di vật còn lại không nhiều, chúng tôi xin giới thiệu khái lược về chúng.

Những di vật đáng quan tâm:

1. Nhang án tiền: chất liệu gỗ, số lượng 1 chiếc, kích thước cao 1,3m, rộng 0,84m, dài 1,6m, chạm nổi trang trí đề ài tứ linh (long, ly, quy, phượng) hoa lá hoá long, niên đại đầu thế kỷ 20.

2. Long đình: Chất liệu gỗ, sơn son thiếp vàng, số lượng một chiếc, lích thước cao 1,7 m vuông thân 90cmx90cm. Hình ngôi lầu hai tầng tám mái quen thuộc. Trang trí tứ linh, tứ quý, mây cụm hoa lá cách điệu. Niên đại đầu thế kỷ 20.

3. Kiệu bát công: Chất liệu gỗ, sơn son thiếp vàng, số lượng 1 chiếc. Niên đại đầu thế kỷ 20.

4. Long ngai: Chất liệu gỗ, sơn son thiếp vàng, số lượng 2 chiếc, giống hệt nhau, kích thước cao 1,2 m, rộng 0,6 m. Niên đại mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 18( thời Lê).

5. Tượng thánh: Chất liệu gỗ,sơn son thiếp vàng rực rỡ; số lượng 1 pho, niên đại thể kỷ 19. Tượng ngồi trên bệ ngọc, đặt trong long khám, dáng dấp khoan thai, tự tại. Đầu đội mũ cánh chuồn vành mũ thêu lưỡng long chầu nguyệt". Mặt vuông chữ điên, mắt phượng sếch, hơi nhìn xuống, tai to, đáy tai dày mũi thẳng cánh mũi dày cằm tròn. Tượng mặc võ phục kiểu giáp trụ, bổn tử (ô vuông trước bụng) thêu rồng cánh tay thêu hàng triệu văn. Chân mang hài mũi cong, quần thắt ống ở đầu gối. Tượng ngồi, hai tay đặt trước gối, lòng bàn tay up. Thần thái toát lên nét phong sương của người chiến binh dạn dày trận mạc nhưng đầy vẻ từ tâm. Tượng cao 1,1 m

6. Hoà sắc: chất liệu gỗ, số lượng 1 chiếc phía ngoài chạm bóng hình đồ án rồng quẩn quanh niên đại thế kỷ 20.

7. Cuốn thư: Chất liệu gỗ, sổ lương hai chiếc đều sơn son thiếp vàng đẹp đẽ.

Cuốn thư lớn có số đo dài 22m, rộng 1,5m, chạm thủng lưỡng long chầu nguyệt, lão cúc hóa long.

Cuồn thư nhỏ chỉ bằng 1/3 cuốn thư lớn và được làm tương tự nhau, trong lỏng khắc nổi bốn chữ Hán lớn "kinh thiên pháp tổ”.

8. Hương hai : Chất liệu gỗ sổ lượng 1 đôi

9. Tượng ngựa chất liệu gỗ, sổ lượng 1 đôi.

10. Hoàng phi: Chất liệu gỗ, số lượng 3 tấm, hoành phủ hình chữ nhật phỏng(2,4mx0.8m) điềm chạm nổi trang trí đồ bát biểu hoa lá cách điệu, trong lòng khắc nổi đại tự. nội dung như sau:

"Đinh công hoà chúng”

“Tế thế an dân”

Và     “Bảo an chính trực”.

11. Y môn: Chất liệu gỗ, số lượng hai chiếc.

12. Câu đối: Số lượng 4 đôi, trong đó có hai đôi kiểu lồng măng và 2 đôi hình chữ nhật phẳng Nội dung như sau:

Câu 1: - Thánh đức bảo dân, tính danh nhị tự tiêu kim thanh

           -  Thần uy khang quốc sự nghiệp thiên thu ký dễ tương.

Câu 2:

Nam hải vĩ nhân xuân sinh hào kiệt, trấn Nam bang

Niệm xuyên trung tú hạ xuất anh hùng chinh Bắc xứ.

Câu 3:

Anh hùng danh lưỡng quốc liệt nhật thu hương

Văn võ hiến van bang thái sơn hiền mộc.

Câu 4:

Hiền tài xuất chúng phạt quần tượng đắc thắng sự nghiệp thành công.

Dũng lược phi thường thiên lôi lộ triệu bồi triều lưu phả tích.

 

Ngoài ra trong đình còn lưu giữ một số đồ thờ tự tế khí khác, nhưng giá trị nghệ thuật bình thường nên chúng tôi không đề cập tại hồ sơ này.

Di tích có liên quan

Theo ghi chép trong các sách địa chỉ cũ như: Đại nam nhất thống chỉ, Đồng khánh địa du chỉ lược và Hải Dương toàn hạt địa chỉ... làng xã Vĩnh Niệm cổ truyền gồm Niệm Nghĩa, Đôn Nghĩa và Nghĩa Xá, hiện tại Nghĩa Xá đã thuộc địa bàn quận Lê Chân nơi có di tích từ Nghĩa Xá vốn là ngôi nhà xưa của tướng quân Phạm Tử Nghi. Lăng miếu Đôn Nghĩa là nơi chôn cất thủ cấp của Phạm Tử Nghi, còn Niệm Nghĩa là nơi tọa lạc ngôi đình chung của công đồng làng xã hàm chứa lễ hội dân gian liên quan đến việc thờ cúng Phạm Tử Nghi ở làng xã Vĩnh Niệm nói chung. Vẫn theo truyền sử địa phương tại gò đất thiêng ven đường Thiên Lôi, có di tích cát táng phần mộ thánh phụ tướng quân Phạm Tử Nghi, tên gọi Phạm Tín từ xưa dân làng vẫn đi lại gìn giữ, chăm sóc phần mộ Thánh Phụ coi như chốn thiêng liêng của cả cộng đồng. Hiện tại, phần mộ Thánh Phụ nằm trong phạm vi đất đai canh tác của Công ty công viên thành phố Hải Phòng, tại địa bàn xã Vĩnh Niệm, huyện An Hải.

Đình Niệm Nghĩa xã Vĩnh Niệm là một công trình nghệ thuật cổ, một dài tưởng niệm về Nam Hải đại vương tử dương hầu Phạm Tử Nghi tại quê hương ông. Xét nội dung giá trị lịch sử, hiện tồn của di tích, chúng tôi xếp đình Niệm Nghĩa vào loại hình: Di tích lịch sử văn hóa.

Đình Niệm Nghĩa là công trình kiến trúc cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn, bảo lưu nhiều phong tục tập quán văn hóa lễ hội của địa phương. Đình Niệm Nghĩa khu lăng mộ thánh phụ ông, lăng miếu Đôn Nghĩa từ Nghĩa Xá tạo thành một quần thể di tích đầy đủ về tướng quân Phạm Tử Nghi giầu đượm tính nhân văn truyền thống Việt Nam.

Xét giá trị và nguyện vọng của chính quyền và nhân dân địa phương, chúng tôi đề nghị Bộ Văn hóa thông tin ra quyết định công nhận đình Niệm Nghĩa và di tích liên quan là di tích Lịch sử - Văn hóa./.

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke