ĐÌNH ĐÌNH VŨ, PHƯỜNG TRÀNG CÁT, QUẬN HẢI AN
19 08 2023
in trang
Cũng như những di tích khác trong làng quê Việt Nam, ngôi đình là kỷ niệm lịch sử, nơi lưu giữ những sự kiện về đời sống tinh thần của nhân dân. Không một làng xã nào là không có đình - nơi thờ thành hoàng làng, nơi trung tâm hoạt động chính trị, văn hoá của làng. Đình Đình Vũ nay thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An được xây dựng từ lâu, vào những năm 1947, 1955 do thiên tai địch hoạ, đình phải di chuyển nhiều làn song ngôi đình vẫn được tạo dựng ở vị trí cao ráo.
Cũng như những di tích khác trong làng quê Việt Nam, ngôi đình là kỷ niệm lịch sử, nơi lưu giữ những sự kiện về đời sống tinh thần của nhân dân. Không một làng xã nào là không có đình - nơi thờ thành hoàng làng, nơi trung tâm hoạt động chính trị, văn hoá của làng. Đình Đình Vũ nay thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An được xây dựng từ lâu, vào những năm 1947, 1955 do thiên tai địch hoạ, đình phải di chuyển nhiều làn song ngôi đình vẫn được tạo dựng ở vị trí cao ráo.
Đình Đình Vũ tôn thờ 5 vị là thành hoàng làng, là những vị có công đánh giặc và khai phá đất đai lập lên làng:
1: Đông Hải đại vương tức Đoàn Thượng là vị công thần triều Lý có nhiều công đức với dân làng;
2: Yết Kiêu là gia tướng của Trần Hưng Đạo; từ trong đời sống văn hoá tâm linh của nhân dân địa phương: “Định Vũ linh thanh truyền tự cổ Đằng Giang thẳng tích chi ư kim”. Đặc biệt trong đình còn lưu giữ một số sắc phong của các vua nhà Nguyễn (1853 - 1924) như Tự Đức, Đồng Khánh đến Duy Tân, Khải Định cho 5 vị thành hoàng thờ tại Đình Vũ.
3: Nam Hải đại vương Phạm Tử Nghi tức đức Thánh Niệm người làng Vĩnh Niệm có công đắp đề ngăn nước mặn, bảo vệ dân làng;
4: Tây quân Tả đô đốc - Thái bảo Triều quận công, người Trung Hành Đằng Lâm, có công khai khẩn một cánh đồng, ngăn nước mặn cho dân.
5: Phạm hoàng hậu Liễu Hoa, người Hạ Đoạn tương truyền có công giúp dân Đình Vũ được tiếp tục làm muối.
Mặt chính của ngôi đình quay về hướng Tây Bắc, kiến trúc chính kiểu chữ đinh truyền thống gồm 3 gian tiền đường, 1 gian hậu cung, kết cấu vì nóc mái kiểu trụ giá chiêng. Bộ khung chịu lực được kết cấu theo kiểu kẻ chuyền, cột trốn đội xà gian. Bộ vì gỗ gian giữa được kết cấu theo lối “câu đầu quá giang” với đặc điểm xà dọc, xà gian cao tạo nên độ thông thoáng cho công trình kiến trúc ngôi đình và tăng diện tích sử dụng. Tại di tích còn lưu giữ 4 mảng chạm gỗ đề tài trúc hoá long trên xà thượng, trên các nét kiến trúc khác của nóc đình như kèo, cột, xà gian, kẻ, cốn,... để trơn theo lối bào trơn đóng bén. Đây là một công trình kiến trúc dân gian có quy mô vừa phải, diện tích khiêm nhường, tạo dựng bằng vật liệu truyền thống gỗ, đá, ngói ta,... Đình Đình Vũ hiện còn bảo lưu số hiện vật liên quan đến nghi thức thờ thành hoàng như: hương án, bộ đỉnh đồng, ngai, bài vị, tượng Vũ Quận Công, bát hương sứ (niên đại thế kỷ 19), sập thờ, bản chúc, câu đối,.. Trong đó có đôi câu đối khăng định vai trò của ngôi đình.
Không những có vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, đình làng Đình Vũ còn tồn tại như một nhân chứng lịch sử trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân địa phương. Theo lời kể của nhiều nhân chứng địa phương: ngôi đình là nơi các cán bộ cách mạng hoạt động và lãnh đạo nhân dân trên đảo nổi dậy phá nhà Đoan ngày 7 - 9 - 1930.Cũng tại ngôi đình làng này vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1955 là nơi nuôi dấu bảo vệ bí mật các cán bộ, chiến sỹ cách mạng.
Với những giá trị hàm chứa tại đình Đình Vũ, ngày 28/1/2005 đình Đình Vũ được Uỷ ban nhân dân thành phố xếp hạng di tích lịch sử cách mạng theo Quyết định số 177/QĐ-UBND.
Thành đoàn Hải Phòng