Đình-Chùa Tây, xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên
04 01 2024
in trang
Đình Tây còn gọi là Đình Cả- một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật thể hiện tôn giáo tín ngưỡng của người dân Dưỡng Động - Minh Tân, tôn thờ bảy vị thành hoàng đại vương và công chúa dòng họ Việt. Thường là những “ Khai quốc công thần” có công đánh giặc giữ nước thời vua Hùng Duệ VƯơng. Đình và Chùa Tây được Nhà nước công nhận cụm di tích lịch sử văn hoá.
DI TÍCH ĐÌNH, CHÙA TÂY, XÃ MINH TÂN, HUYỆN THỦY NGUYÊN - NÉT ĐẸP VĂN HOÁ TÂM LINH
Đình Tây còn gọi là Đình Cả- một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật thể hiện tôn giáo tín ngưỡng của người dân Dưỡng Động - Minh Tân, tôn thờ bảy vị thành hoàng đại vương và công chúa dòng họ Việt. Thường là những “ Khai quốc công thần” có công đánh giặc giữ nước thời vua Hùng Duệ VƯơng. Đình và Chùa Tây được Nhà nước công nhận cụm di tích lịch sử văn hoá.
Nằm ở địa thế: “Vạn thế vô vong; Thiên kim bất dịch” (Muôn đời không mất; Nghìn năm không thay đổi), trải qua các thời kỳ lịch sử, vào những năm đầu thế kỷ XVII Đình Tây được nhân dân xây dựng thành ngôi đình to đẹp vào loại nhất vùng đồng bằng Duyên Hải bắc bộ. Từ cấu trúc mặt bằng đến phong cách nghệ thuật mang nét đặc trưng của ngôi đình Việt Nam cổ truyền bố cục theo kiểu chữ đinh quen thuộc với hai phần chính: bảy gian Đại Đường và ba gian hậu cung.
Ngôi đình xưa thật hoành trắng, gian Đại Đường hay còn gọi là Tiền Đường có diện tích dần 290 m2 gồm mười tám cột quân, đường kính cột quân tới 0,7m, cột cái 0,9m; cao từ 9m đến 13m được đặt trên những chân tảng đục tỉ mỉ bằng đá xanh to vuông từ 0,9m đến 1,1m. Các phần kiến trúc xà, bẩy, câu đầu, thuận, kẻ đến hoành, rui … đều to lớn khác thường. Trên những bức hồi được bưng các bức điêu khắc hình tứ linh, tứ quý và hàng chục các loài hoa lá, chin thú. Nổi bật tronh nét kiến trúc Đình Tây là hầu hết trên các điêu khắc đều chạm trổ hình tượng các loài thuỷ tộc như: cá Côn, cá Sấu, cá Mập, cá Voi, Rùa, Ba Ba, Thuồng luồng, Rắn, Rết … thể hiện vét văn hoá đặc trưng găn liền sử tích huyền thoại về những người con thuỷ thần nơi đây. Truyền kể: Vào thời vua Hùng Duệ Vương thứ mười tám à bậc anh hùng đại lược, tu chất thánh triết, nối nghiệp tổ tông đất nước thịnh trị. Nhà vua chăm lo sửa sang văn hoá võ trong nước, phòng bị biên cương với nước ngoài, dốc chí chấn hưng cho thế nước bình yên. Khi ấy quan bộ chúa ái Châu là Hùng Phục ở Đan Nê phủ Thiệu Thiên nhân khi việc nước rảnh rỗi dong thuyền chơi khắp thiên hạ, tới trang Dưỡng Động thuộc Hồng Châu, thất nơi đây “ địa danh quanh co núi đồi khuất khúc, địa hình như đàn Rồng lượn, đàn Hổ nằm, đằng trước có sông vòng quanh, đằng sau có núi dẵn mạch, bên phải, bên trái nổi hai vai núi tựa Rồng ngậm hạt châu”, ngài lấy làm đắc ý bèn chọn nơi này dựng trang ấp định cư lại đây.
Bấy giờ ở trang Dưỡng Động có gia đình họ Hoàng tên Nhân, sinh được cô con gái xinh đẹp, nết na thuỳ mị đặt tên là Quế Nương. Càng bộc lộ tư chất thông minh, sống nhân từ đức độ, khoan hồng hiếu thảo, người người yêu thương quý mếm. Bộ chúa nghe tiếng khen liền nhờ người mai mối kết duyên lành. Quế Nương mang thai, tròn một trăm ngày, thì sinh hạ được “ Nhất bào tứ noãn” (một bọc bốn trứng), gồm ba con trai, một gái. Vua Hùng biết chuyện, bèn cử sứ thần tới nơi xem hư thực thì thấy dung mạo của những đứa bé rất khác thường, thần uy lẫm liệt, thân dài tám thước, sức địch muôn người, tiếng nói như chuông, da mặt như sắt, có tài gọi nuóc dâng, hô gió thổi, xuất thần nhập thánh, biến hoá vô cùng. Vua vui mừng nói rằng: “Đó là con của thuỷ đế Long Vương” và đặt tên cho con trai thứ nhất là Minh( tự là Công Linh Hải), thứ hai là Phổ (Tự là Văn Thành), thứ ba là Tế (Tự là Trung Trường), gái út tên là Trân Nương. Cả bốn anh em đến tuổi trưởng thành đều được vua phong là thuỷ thần trấn giữ vùng cửa ải sông Bạch Đằng. Xảy khi Thục Vương cất quân đến xâm lấn bờ cõi, bốn anh em chiêu mộ dân binh, tập luyện võ nghệ, rèn đúc vũ khí hợp sức cùng đạo quân vua Hùng đánh giặc. Trân Nương cưỡi ngựa hồng dẫn quân tiên phong đến thẳng cung sở quân Thục ở Quỳnh Nhai (xưa thuộc phủ An Tây trấn Hưng Hoá, đến năm Tự Đức thứ năm (1852) chuyển nhập phủ Điện Biên, Lai Châu) tuyên chiến. Thế giặc quá mạnh không thể đánh thắng ngay, Trân Nương bèn thu quân về Thiên sủng (núi Bờ Lung ở phía Nam Châu Mộc), cùng các anh của mình đem giấu quân mai phục, đợi quân Thục đuổi tới liền nổi trống liên thanh phóng tên nỏ thần, bốn bên quân mai phục xông lên xiết chặt vòng vây đánh cho quân giặc không còn bánh xe thớt ngựa. Đại thắng bốn anh em trở về trang Dưỡng Động, được Vua Hùng mở tiệc mừng ban phong cho các tướng và khao thưởng quân dân. Sau buổi yến tiệc, bỗng nhiên trời đất tối sầm, mây mù bao phủ, mưa tuôn gió cuốn, sấm sét đùng đùng, ba ông cùng Trân Nương hoá trở về Thuỷ quốc, đúng vào giờ Ngọ ngày mồng 8 tháng 11. Hay tin vua Hùng cử đình thần tới viếng. Lại truyền cho nhân dân trang Dưỡng Động lập miếu thờ hương lửa lâu dài. Các vị thần được vua phong bốn chữ "Thượng đẳng phúc thần”, muôn đời được hưởng tế lễ.
Các vị thần lần lượt được sắc phong như sau: Danh sơn anh tú tên Minh, tự là Công Linh Hải quang chính đại vương. Đông Hải Long Vương, uy linh hắc hoàn đại vương. Cao Sơn Linh Quang, uy chấn dung lược đại vương. Trung lang Diệu hoằng Quảng tế, dương vũ công phù minh phổ đại vương. Cao sơn Quảng đạt, đại vương. Cao sơn cương nghị, hùng đoán đại vương. Quỳnh Trân công chúa, ngọc nữ đại vương. Đời sau có thơ rằng :
" Ngũ nhạc tam quang tú khí chung
Quyền ư thế ngọc lẫm long cung
Thậm kỳ dã, nhất môn tử đệ
Khả ái tai! Vạn cổ hùng phong".
Dịch thơ :
" Khí thiêng năm núi toả tam quang
Lầm liệt Long cung chói ngọc vàng
Trai gái một nhà về Thuỷ quốc
Muôn đời vẫn giữ tục Văn Lang"
Trải qua năm tháng với quá trình phong hóa, sang đầu thế kỷ XIX ngôi Đình Tây bị xuống cấp, những vật kiến trúc và các bản điêu khắc, đồ thờ cúng có giá trị nghệ thuật theo đó cũng mai một dần. Ngôi đình hiện nay được trùng tu tôn tạo lại trên nền móng của ngôi đình cổ. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng uỷ, UBND xã và những tấm lòng hằng tâm hằng sản của dân làng, những người con Minh Tân đang công tác và sống ở khắp mọi miền tổ quốc góp công, góp của tạo cho ngôi đình ngày càng to đẹp khang trang. Nhất là từ năm 2000 đến nay đình Tây được liên tục trùng tu với những kiến trúc nghệ thuật kết hợp hài hoà giữa cổ truyền và hiện đại, đồng thời sửa sang lại giếng dinh (Ao Đài), đắp đôi Rồng dài trên năm mét từ dưới giếng cuốn theo dòng nước lên hòn non bộ đặt đối diện cửa đình theo thế "lưỡng Long cuốn thuỷ". Trước giếng trồng cây Đa, tạo cảnh "cây Đa, giếng nước, sân đình" vốn rất quen thuộc của đình làng Việt Nam.
Hằng năm, vào ngày sinh, ngày hoá của các thần, nhân dân địa phương lại tổ chức tế lễ trang trọng, bằng 12 con lợn đen tuyền, 12 mâm xôi, rượu và các vật phẩm khác. Tổ chức ca hát bảy ngày, sau đó tế bằng cỗ chay, gồm 12 mâm bánh chưng, 12 mâm bánh dày. Trước kia, những ngày này hàng năm cả năm Giáp trong làng đều tổ chức làm lễ hội ở các đình của giáp và rước sắc, bài vị về hội lại ở Đình Tây gọi là cung Hội Yến làm lễ trao mũ. Tế xong lại rước về đình riêng của giáp để tế lễ. Riêng vào các ngày 15,16,17 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhân dân địa phương lại mở hội làng tưởng nhở công lao các vị thành hoàng và công chúa có công lập làng giữ nước. Ngoài những lễ nghi cúng, tế thần, phần Hội được tổ chức sôi động hấp dẫn như hội thi bánh dày, chọi gà, kéo co, đấu vật, hát đúm, hát chèo,... đặc biệt trong ngày hội chính, mười sáu tháng Giêng âm lịch dân làng và các dòng họ tổ chức linh đinh lễ rước Lão hay còn gọi là "lễ Hội Kỳ Anh", một phong tục cổ truyền đặc sắc giàu ý nghĩa nhân văn được duy trì hàng trăm năm nay ở Dưỡng Động Minh Tân. Các lão ông đến tuổi tròn sáu mươi, bảy mươi, tám mươi, chín mươi, một trăm trở lên được con cháu, gia đình tổ chức gia lão, mừng thọ. Trước ngày rước lão, các lão ông tập trung tại nhà ông Đại trọ do làng bầu chọn ra để giao hoan chúc tụng nhau. Theo lệ, điểm Đại trọ được chọn phải là gia đình vẹn toàn, con cháu thảo hiển, ăn nên làm có... Ngày rước lão, các lão ông mặc trang phục lễ hội, áo gấm màu hoặc áo the đen, mặc quần lụa trắng, đầu đội khăn xếp... từ nhà Đại trọ, con cháu, họ mạc rước về Đình Tây lễ thần với võng lọng cờ quạt, trống đại lược, nhạc lưu thuỷ... tưng bừng nhộn nhịp, bởi vậy Đình Tây từ xưa nức tiếng khắp vùng là hội đông vui nhất lục Tổng.
Sau lễ thần, các cụ cao tuổi ra sân đình cởi áo, xắn quần, lưng thắt điều đỏ từng cặp theo độ tuổi đấu vật, giằng cày mở đầu cho hội vật và cũng để cầu mong mạnh khỏe sống lâu, làm ăn mưa thuận gió hoà, mùa màng thắng lợi bội thu thể hiện những khát khao nguyên vọng muôn đời của người dân lao động. Lễ hội Đình Tây thể hiện nét đẹp văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Chùa Tây cùng nằm song song trên một sườn núi với Đình Tây. Cổng tam quan hướng ra Ao Đài. Ngọn núi nơi chùa Đình Tây toạ lạc nằm xen giữa núi Gia và núi Hồ tựa hình một con Rồng đang vươn mình xuống Ao Đài. Chùa chính nằm ở vị trí miệng Rồng nên còn có tên là Hàm Long Tự.
Chùa Tây được xây dựng vào năm thứ 17 đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hoà (1681 - 1705).
Ngôi chùa cổ được xây ba gian tiền đường, ba gian chính điện theo lối chữ Đinh quen thuộc, phần khung gỗ cột nhỏ, thuận chồng đốc thước. Các pho tượng thờ từ Phật tổ đến toà cửu long đều đơn sơ. Trải qua hàng trăm năm với bao thăng trầm của đất nước và của đạo Phật Việt Nam, chùa Tây cũng nhiểu lần xuống cấp, nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Ngôi chùa chính hiện nay được đại trùng tu vào tháng bảy năm 1873 thời hoàng đế Tự Đức, niên hiệu Tự Đức năm thứ 25. Trong số các di vật cổ còn lại, hiện nay chùa còn lưu một chiếc chuông đồng đúc ngày mồng 4 tháng 12 năm Nhâm Thân 1713 thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 13. Thời kỳ chống Pháp chùa là một trong những nơi hội họp của Chi bộ Đảng Dưỡng Động Minh Tân, những năm 1955 - 1960 là trụ sở làm việc của ủy ban hành chính xã.
Thành đoàn Hải Phòng