Đình - Chùa Lương Đường, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên

04 01 2024

in trang

Đình Lương Đường thuộc làng Lương Đường, xã Hoà Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, đình thờ vị thành hoàng, huý là Phạm Nghiêm, tước phong là Trung hoa tể tướng. Đây cũng là vị thần mà đình làng Chiếm Phương cùng xã thờ phụng. Nguyên do Chiếm Phương và Lương Đường vốn xưa kia cùng xã Lương Chiếm, sau chia tách thành 2 làng, vì thế cùng thờ chung thành hoàng.


DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH, CHÙA LƯƠNG ĐƯỜNG, XÃ HÒA BÌNH, HUYỆN THỦY NGUYÊN

Đình Lương Đường thuộc làng Lương Đường, xã Hoà Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, đình thờ vị thành hoàng, huý là Phạm Nghiêm, tước phong là Trung hoa tể tướng. Đây cũng là vị thần mà đình làng Chiếm Phương cùng xã thờ phụng. Nguyên do Chiếm Phương và Lương Đường vốn xưa kia cùng xã Lương Chiếm, sau chia tách thành 2 làng, vì thế cùng thờ chung thành hoàng.

Theo sự tích, thành hoàng Trung hoa tể tướng có cùng với những người anh em của mình có công phù giúp nhà Tiền Lê đánh giặc.

Theo bản khai thần tích năm 1938, đình Lương Đường còn lưu giữ được 5 đạo sắc phong của các triều vua thời Nguyễn. Tế lễ hàng năm dịp sóc, vọng vào các ngày 16/3; 10/4; 10/5; 10/7.

Đình Lương Đường có lịch sử xây dựng từ rất lâu đời ven sườn đồi, cách xa xóm làng, phong cảnh nguyên sơ, cổ kính và linh thiêng. Do được xây dựng từ lâu nên kiến trúc ngày khởi dựng không còn được gìn gữ nguyên vẹn đến ngày nay, chỉ duy nhất còn lại toà hậu cung. Qua kiến trúc hiện còn này cho thấy đình Lương Đường xưa khá bề thế. Toà tiền tế mới được phục dựng lại gần đây song cũng được làm bằng gỗ lim nên rất vững chắc.

Làng Đông Môn

Là xã Đông Môn thuộc tổng Lương Kệ, huyện Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Sau khi Pháp xâm lược, xã Đông Môn thuộc tổng Lương Kệ, phủ Thuỷ Nguyên, tỉnh Phù Liễn (sau đổi là Kiến An). Tên gọi Đông Môn có muộn nhất từ thời Đinh – Tiền Lê. Tục truyền đời Tiền Lê, làng Đông Môn có bà Phạm Thị Trân được vua phong chức Ưu Bà, dạy hát trong quân đội. Trước đó, khi Lê Hoàn cầm quân bày trận đánh giặc Tống trên song Bạch Đằng năm 981, trong đội quân đồn trú ở trang Đông Môn, có người kính biết hát Ca trù, đã đem truyền dạy cho dân làng. Ca trù xuất hiện ở làng Đông Môn từ ngày đó. Trước năm 1945, người làng Đông Môn chủ yếu sống bằng nghề hát Ca trù, có nhiều đào hát nổi tiếng.

Làng Hà Luận

Nay là thôn thuộc xã Hoà Bình, trước năm 1945, là xã Hà Luận, tổng Dưỡng Chính, phủ Thuỷ Nguyên, tỉnh Kiến An. Trước năm 1813, là xã Hà Luận, tổng Dưỡng Chân, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Trước năm 1901, tổng Dưỡng Chân đổi thành tổng Dưỡng Chính.

Làng Hà Phú

Nay thuộc xã Hoà Bình, huyện Thuỷ Nguyên. Trước 1813, là xã Hà Phú, tổng Dưỡng Chân, huyện Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. TRước năm 1945, là xã Hà Phú, tổng Dưỡng Chính, phủ Thuỷ Nguyên, tỉnh Kiến An. Tên gọi có muộn nhất tước thế kỷ XIV.

Làng Lương Chiếm – Lương Kệ

Tên gọi muộn nhất trước thế kỷ  XV, trước 1813, là xã Lương Kệ, tổng Thuỷ Đường, huyện Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Năm 1901, tổng Thuỷ Đường đổi gọi Thuỷ Tú. Trước năm 1945, là xã Lương Kệ, tổng Thuỷ Tú, phủ Thuỷ Nguyên, tỉnh Kiến An.

 

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke