Đình Chiếm Phương, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên

04 01 2024

in trang

Đình Chiếm Phương được xây dựng và bảo tồn tại làng Chiếm Phương, xã Hoà Bình (trước tháng 8/1945, Chiếm Phương thuộc xã Lương Chiếm, sau tách thành 2 làng là Lương Đường và Chiếm Phương thuộc xã Hoà Bình).


DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH CHIẾM PHƯƠNG, XÃ HÒA BÌNH, HUYỆN THỦY NGUYÊN

          Đình Chiếm Phương được xây dựng và bảo tồn tại làng Chiếm Phương, xã Hoà Bình (trước tháng 8/1945, Chiếm Phương thuộc xã Lương Chiếm, sau tách thành 2 làng là Lương Đường và Chiếm Phương thuộc xã Hoà Bình).

          Đình được xây trên một thế đất cao nằm ở phía Đông của làng. Các tư liệu hiện còn cho biết đình được xây dựng trong khoảng thế kỷ 17,18 và trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Trong đó, có Hậu thần bi ký, Chính hoà thứ 4 (1683) đời vua Lê Hy Tông: Hậu thần bia ký; Vĩnh Khánh 3 (1731); Khắc Thạch bi ký, đời Minh Mạng thứ 2 (1821); bia thần thích khắc thần phả vị thần hoàng được thờ tại đình Chiếm Phương. Ngoài ra, còn có bia ghi danh một số vị giám sinh, cử nhân nho học, những người đỗ đạt cao được bổ giữ chức quan tri huyện. Có thể ở khu di tích đình Chiếm Phương xưa tồn tại một loại văn từ của làng.

          Đình Chiếm Phương thờ vị tướng quân Phạm Nghiêm, tước phong là Trung Hoa tể tướng, người có công cùng với 3 người anh em ruột là Phạm Quang, Phạm Huấn, Phạm Cúc Nương tham gia đánh giặc Tống trên sông Bạch Đằng, năm 891, khi mất được dân làng lập đình thờ, suy tôn làm thành hoàng làng. Các triều vua Tự Đức thứ 6 (1853) và 33 (1880); Đồng Khánh thứ 2 (1887); Duy Tân thứ 3 (1909); Khải Định thứ 9 (1924) đã ban sắc phong công nhận là thành hoàng làng Chiếm Phương, cho phép dân làng được thờ tự mãi. Ngày sóc, vọng, lễ hội vào các ngày 10/3;10/4, kiêng tên huý chữ Nghiêm. Năm 2002, đình được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.

         

Một số hình ảnh lễ hội:

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke