ĐÌNH CÂU HẠ 1, XÃ QUANG TRUNG - DI TÍCH LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN

24 02 2023

in trang

Đình làng Câu Hạ là một địa danh di tích lịch sử kháng chiến. Từ những năm 1929 – 1931 đình là nơi cất giấu tài liệu cách mạng, cờ búa liềm để chuẩn bị cho thành lập Đảng CS Việt Nam, và là nơi che chở hội kín của các chiến sĩ hoạt động Cách mạng. Năm 1945 cũng tại nơi đây, tổ chức nhân dân trong xã đi dành chính quyền và tổ chức các cuộc mít tinh mừng chiến thắng. Ngày 06/01/1946, Đình là đại điểm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 8 năm 1946, Đình là nơi thành lập và tập luyện của đội quyết tử xã Quang Trung. Đã có nhiều chiến sĩ cách mạng đã anh dũng hy sinh do giặc đem quân về càn phá.

Làng Câu Hạ A, xưa kia gọi là làng Sòi. Theo sử sách ghi chép về làng xã Việt Nam thì làng Sòi có từ rất lâu đời, trước thời nhà Trần thuộc Châu Đông Triều, Phủ Tân An. Đến năm 1258, làng Sòi thuộc Tổng Câu Thượng, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương, với câu ca dao:

“Đầu huyện cổ trấn Lai Vu

Cuối huyện Lý cú, ly cu Củ Sòi”

          Đến năm 1469, làng Sòi thuộc Tổng Câu Thượng, phủ An Lão, tỉnh Kiến An. Đến năm 1945 được đổi tên thành làng Câu Hạ.

          Làng Câu Hạ được dòng hộ Lâm về khai hoang lập ấp, ngụ tại xóm Nghè, sau đó các dòng họ Dương, Vũ, Nguyễn, Hoàng…lần lượt về đây sinh sống. Đến nay làng Câu Hạ A đã có tới 18 dòng họ.

          Lại nói về đình làng, Đình làng Câu Hạ là nơi thờ Nhị vị Đức Thành Hoàng, Ngũ Đạo Đại vương và Mãnh tướng Đại vương. Ngũ Đạo Đại vương là đô đốc chỉ huy sứ của nghĩa quân Hai Bà Trưng đánh quân Nam Hán năm 40 sau Công nguyên. Sau khi đánh đuổi giặc Hán ra khỏi bờ cõi, ngài về đóng đô ở Điền trang (Nay là thôn Kinh Điền, xã Tân Viên) trấn ải vùng trà hưng đạo, đến năm 43 Mã Viện mang quân sang xâm chiếm nước ta lần thứ 2, ngài cùng nghĩa quân truy đánh giặc đến bến đò Sòi thì ngài hy sinh, dân làng lập miếu thờ ngài bên bờ sôn Văn Úc cạnh bến đò Sòi bây giờ.

          Do linh ứng nhiều lần trợ thắng các triều vua đánh thắng giặc ngoại xâm nên ngài được các triều vua phong 9 sắc phong:

          Năm 1279 vua Trần Nhân Tông phong ngài là Ngũ Đạo Đại vương linh ứng trợ thắng đại vương

          Năm 1428 vua Lê Thái Tổ phong ngài là Ngũ Đạo phù tề cương vị anh linh hùng tấn đại vương

          Năm 1557 vua Lê Anh Tông sắc phong ngài là Ngũ Đạo linh ứng Đại vương Dương võ Đức thánh tả linh quang địa vương trung đẳng thần.Đến năm 1572 vua Lê Anh Tông sắc phong lần 2 là Ngũ Đạo phù tề linh ứng trợ thắng đại vương

          Năm 1735 vua Lê Ý Tông phong ngài là Ngũ Đạo anh linh trợ thắng đại vương, đến năm 1739 phong ngài là Ngũ Đạo anh linh trợ thắng đại vương

Năm 1889 vua Thành Thái sắc phong ngài là Ngũ Đạo phù tề anh linh hùng trấn đại vương

Năm 1909 vua Duy Tân sắc phong ngài là Ngũ Đạo anh linh trợ thắng đại vương

Năm 1925 vua Khải Định sắc phong ngài là Ngũ Đạo anh linh phù thắng đại vương trung đẳng thần.

Mãnh tướng Đại vương (Nguyễn Húy Thừa) quê làng Kinh Điền, xã Tân Viên. Năm 1885, phong trào Cần vương chống Pháp phát triển mạnh khắp vùng An Lão, cụ Đốc Thừa (Tân Viên) cùng cụ Bùi Đình Trản (Câu Hạ) chỉ huy nghĩa quân đánh bốt đồn Sòi. Sau khi thắng giặc, nghĩa quân truy đuổi quân giặc về huyện An Lão, đến bờ sông Vàng Xá, ngài hy sinh dân làng lập miếu thờ, nay vẫn còn miếu nhỏ ở cạnh sân vận động An Lão. Do linh ứng được dân làng rước về thờ tại Đình làng từ năm 1889, ngài Nguyễn Húy Thừa đã được sắc phong 2 thần sắc:

Năm 1907 vua Duy Tân sắc phong ngài là Mãnh tướng Đại vương Nguyễn Húy Thừa. Đến năm 1912 vua tiếp tục phong làn 2 cho ngài là Mãnh tướng Đại vương Phúc đẳng thần.

(Long ngai nhị vị Thành hoàng)

Trong đình còn thờ Thánh mẫu Tống Chiêu thai là mẹ đẻ của Ngũ Đạo Đại vương. Bà có công cùng Ngũ Đạo Đại vương chiêu mộ quân lương phò Hai Bà Trưng đánh giặc nên đã được các triều vua phong 3 thần sắc:

Năm 1279 vua Trần Nhân Tông phong bà là Diệu Quang tuệ tĩnh trinh thục phu nhân linh ứng trợ thắng đại vương

Năm 1428 vua Lê Anh Tông sắc phong bà là Tống Chiêu Thai thánh mẫu trinh thục Hoàng Thái hậu anh linh thần nữ hiển linh ứng dân thượng đẳng thần.

 

(Thánh mẫu Triêu Thai)

 

Vào năm Kỷ Mão 1279, thời vua Trần Nhân Tông, dân làng xây đình thờ Ngữ Đạo Đại vương bên bờ sông Văn Úc, một thời gian do mưa lũ, thủy triều lên xuống không đảm bảo an toàn dân làng đã di chuyển Đình về đống Hòn (Dưới thời vua Lê Thánh Tông 1469). Đến  năm Canh Tý 1720 thời vua Lê Dụ Tông dân làng nhờ một vị thầy phong thủy người Tàu xem hướng. Đình xây trên gò đống Cao có hình con cá chép lên được gọi là Ngọc Đài Đình, Đình xây hướng Nam theo kiểu chữ Đinh 5 gian tiền đường, 3 gian vọng cung.

Đình làng Câu Hạ là một địa danh di tích lịch sử kháng chiến. Từ những năm 1929 – 1931 đình là nơi cất giấu tài liệu cách mạng, cờ búa liềm để chuẩn bị cho thành lập Đảng CS Việt Nam, và là nơi che chở hội kín của các chiến sĩ hoạt động Cách mạng. Năm 1945 cũng tại nơi đây, tổ chức nhân dân trong xã đi dành chính quyền và tổ chức các cuộc mít tinh mừng chiến thắng. Ngày 06/01/1946, Đình là đại điểm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 8 năm 1946, Đình là nơi thành lập và tập luyện của đội quyết tử xã Quang Trung. Đã có nhiều chiến sĩ cách mạng đã anh dũng hy sinh do giặc đem quân về càn phá.

Hòa bình lập lại, vùng Hải Phòng là địa điểm tập kết 300 ngày của thực dân Pháp, từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 3 năm 1955, Đình là trụ sở chỉ huy của Ban quân quản theo dõi thực hiện về hiệp định hòa bình của Việt Nam.

Những Năm 1959 – 1960, Đình trở thành trường học của lớp bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ. Khi Đế quốc Mỹ đánh phá ra miền Bắc từ năm 1965 đến 1968, Đình được trưng dụng làm trụ sở của UBND xã sơ tán về làm việc.

Với những mốc son lịch sử vẻ vang đó, ngày 28 tháng 01 năm 2005, Đình được UBND thành phố Hải Phòng xếp hạng Di tích lịch sử kháng chiến.

Bằng xếp hạng Di tích lịch sử kháng chiến cấp thành phố

 

(Bia đá cổ)

 

(Nhà bia)

Đình Câu Hạ bây giờ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của dân làng, là địa danh di tích lịch sử và là nơi hội tụ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Ngày diễn ra hội Đình vào các ngày mùng 10 tháng Hai và ngày 10 tháng Mười Một hàng năm. Mọi người đều phải có trách nhiệm tôn tạo, giữ gìn cho quang cảnh Đình làng ngày càng bề thế, luôn xứng đáng là niềm tự hào của nhân dân địa phương.

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke