ĐÌNH CÁT KHÊ, PHƯỜNG TRÀNG CÁT, QUẬN HẢI AN

19 08 2023

in trang

Cát Khê là tên một làng nhỏ nằm ở phía Đông Nam thành phố Cảng - có vị trí địa lý: phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Nam và Tây giáp khu dân cư Trực Cát, phía Bắc giáp làng cũ Cát Bi. Ngôi đình làng Cát Khê là nơi thờ các vị Thành hoàng có công với nước, với làng nằm ở khu vực phía Tây khu dân cư. Ban đầu dựng còn đơn sơ mái tranh, tường đất, tọa lạc ở phía Đông làng nay ngôi đình đã được nhân dân địa phương tu bổ, tôn tạo ngày một khang trang, tố hảo, trở thành một công trình kiến trúc văn hóa bề thế.


Cát Khê là tên một làng nhỏ nằm ở phía Đông Nam thành phố Cảng - có vị trí địa lý: phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Nam và Tây giáp khu dân cư Trực Cát, phía Bắc giáp làng cũ Cát Bi. Ngôi đình làng Cát Khê là nơi thờ các vị Thành hoàng có công với nước, với làng nằm ở khu vực phía Tây khu dân cư. Ban đầu dựng còn đơn sơ mái tranh, tường đất, tọa lạc ở phía Đông làng nay ngôi đình đã được nhân dân địa phương tu bổ, tôn tạo ngày một khang trang, tố hảo, trở thành một công trình kiến trúc văn hóa bề thế. Đình Cát Khê nằm ngay bên phải con đường trục chạy từ trụ sở UBND phường Tràng Cát, thờ hai vị Thành hoàng là Ngô Vương thiên tử, tức vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền và Phạm Tử Nghi, danh tướng triều đắp con đê Thiên Lôi ngăn nước mặn bảo vệ mùa màng Mạc quê xã Vĩnh Niệm, huyện An Dương cũ, có công làng xóm. Sau khi mất được phong phúc thần hiệu "Nam Hải Đại Vương". Nhân dân vùng Duyên Hải còn gọi là "Đức Thánh Niệm". Hai vị thần đều được thờ bằng bài vị.

Đình Cát Khê gắn liền với những sự kiện đấu tranh chống phong kiến, thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở địa phương. Tháng 9 năm 1930, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, bà con nông dân và dân đảo Đình Vũ đã nhất tề nổi dậy phá nhà Đoan, phản đối sưu cao thuế nặng. Thực dân Pháp và tay sai đã đưa quân về đàn áp cuộc đấu tranh, bắt một số cá nhân đứng đầu, quan trên đem về đình Trực Cát giam giữ tạm thời chờ xét xử. Nhưng với tình yêu thương đùm bọc, lòng dũng cảm và mưu trí của một số tuần đinh cùng vị Chánh tổng đương nhiệm Bùi Ngọc Thông, toàn bộ số bà con bị bắt, giam giữ đã được giải thoát. Những nhân chứng sống tham gia sự việc này là các ông: Bùi Văn Bồ, Phạm Văn Giáo người làng Cát Khê, ông Phạm Văn Mốp người làng Trực Cát. Giữa thập niên 20 của thế kỷ 20, tại ngôi đình Cát Khê, có một lớp học đầu tiên do Nhà nước bảo hộ mở dạy chữ Quốc ngữ cho con em địa phương. Thế hệ học sinh đầu tiên được nhà giáo Nguyễn Hồng thông qua những bài giảng lịch sử, đã giáo dục lòng yêu nước thương dân cho học sinh đồng thời khích lệ họ tham gia công việc đoàn thể, hoặc thoát ly làm cách mạng giải phóng dân tộc.

Từ mái trường dạy chữ, dạy đạo làm người, nhiều học sinh đã trưởng thành, tham gia hoạt động đoàn thể cách mạng và kháng chiến như Phạm Văn Duyệt, Phạm Công Tiễn,...Nhiều người lại trưởng thành trong cuộc định quay hướng Tây ghé Nam. Kết cấu vì nóc mái kiểu bằng "Kẻ chống - đầu sen". Sau nhiều lần bị hư hại do chiến tranh, đình được phục dựng ngay trên nền đất cũ bằng vật liệu mới, gia công khéo léo không khác vật liệu gỗ cổ truyền.

Nóc mái ngôi đình được lợp bởi hàng nghìn viên ngói đỏ, gôm hai lớp, trang trí bờ nóc. Góc đầu đao tòa Tiền đường được tạo dáng thành những nét cong khá duyên dáng, chính giữa bờ nóc mái đắp nổi thức: lưỡng long chầu nguyệt, nghe lồng ở hai phía bồ đào cùng thức trang trí "rồng chầu, phượng mớm" ở mỗi góc đao mái. Ba khung cửa gỗ tứ thiết được tạo theo lối "thượng song hạ bản" làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của ngôi đình.

Tòa bái đường đặt ban thờ công đồng gồm có các di vật như bát hương, lọ lộc bình, đèn nến. Hai gian bên là nơi thờ các liệt sỹ của làng đã chiến đấu hy sinh trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.

Hai gian cung chuôi vồ đặt khám, tượng hai vị thành hoàng trong tư thế thiết triều với đầy đủ trang phục: áo, mũ, cân đai. Tượng Đức Ngô Vương Thiên tử đặt sâu vào phía hậu cung. Thấp hơn một chút là pho tượng Đức Phạm Tử Nghi.

Ở phía Đông Nam của sân đình còn có nơi thờ Đức thánh Mẫu. Theo truyền sử địa phương, vị mẫu được nhân dân Cát Khê thờ cúng uy nghiêm tại đây chính là thân mẫu của Đức thánh Phạm Tử Nghi, Cát Khê là quê ngoại.

Đình còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị như: hương án, chất liệu phủ sơn thếp bạc, trang trí hoa, lá, tứ linh, đục chạm bốn mặt - niên đại nghệ thuật Nguyễn. Khám tượng, tượng hai vị thần hoàng. Bát bửu, hai bức đại tự, một đôi câu đối gỗ phẳng hình chữ nhật và sắc phong cho các vị Thành hoàng.

Hàng năm cứ đến dịp mùng 3 tháng 3 âm lịch nhân dân Cát Khê lại tưng bừng mở hội để suy tôn công đức của hai vị Thành hoàng có công với nước, bảo vệ cuộc sống an lành cho cư dẫn nông nghiệp; đồng thời tưởng nhớ công ơn các liệt sỹ của làng, xã đã anh dũng chiến đấu, hy sinh tại nơi đây.

Căn cứ giá trị lịch sử văn hóa phong phú mà những sự kiện lịch sử kháng chiến đã hàm chứa, ngày 30/5/2008 đình Cát Khê được Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng công nhận là di tích lịch sử cách mạng theo Quyết định số 890/QĐ-UBND.

 

 

 

 

 

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke