DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN BÀ CHÚA GÔI XÃ XUÂN ĐÁM, HUYỆN CÁT HẢI

20 07 2023

in trang

Xã Xuân Đám nằm ở phí Tây Nam của đảo Cát Bà, thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng; Đông – Bắc giáp xã Trân Châu, Tây – Bắc giáp xã Hiền Hào, phần còn lại giáp biển, đối diện luồng tàu ra vào Hải Phòng. Diện tích tự nhiên là 1.073,09 ha, dân số 893 người, 249 hộ, chia làm 4 thôn. Xuân Đám đã từng có các tên gọi khác nhau: Làng U, làng Xuân Áng, Việt Hưng.


Xã Xuân Đám nằm ở phí Tây Nam của đảo Cát Bà, thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng; Đông – Bắc giáp xã Trân Châu, Tây – Bắc giáp xã Hiền Hào, phần còn lại giáp biển, đối diện luồng tàu ra vào Hải Phòng. Diện tích tự nhiên là 1.073,09 ha, dân số 893 người, 249 hộ, chia làm 4 thôn. Xuân Đám đã từng có các tên gọi khác nhau: Làng U, làng Xuân Áng, Việt Hưng. Các thôn xóm cũng có các tên gọi mang nét đặc trưng riêng, phản ánh quá trình hội tụ dân cư, phát triển cộng đồng, mối qua hệ gắn bó giữa cuộc sống, con người với thiên nhiên. Thôn Cát Đồn trước đây (nay là Thôn 1) còn gọi là Làng Rá, do có bãi cát và thành nhà Mạc nên gọi là Cát Đồn. Xóm Đông là nơi dân cư sinh sống đông nhất (nay là Thôn 2). Xóm Đình là nơi có đình làng được xây ở đó (nay là Thôn 3). Còn thôn Tùng Ruộng (nay là Thôn 4) là nơi có nhiều ruộng đất sản xuất nông nghiệp.

Theo Đại Nam Nhất thống trí: “Các xã Phù long, Gia Luận, Trân Châu, Áng Xuân (Xuân Đám - Tên gọi trước năm 1813) thuộc tổng Phù Long: Bốn mặt nhiều núi đá bao bọc, nước biển chảy quanh. Trên đảo núi đá chạy đầy không đếm hết, dân sông bằng nghề lấy mật và đánh cá. Do những biến đọng của lịch sử, lớp cư dân Xuân Đám hiện nay có nguồn gốc từ nhiều vùng trong đất liền. Ban đầu họ là những người đánh cá, sau đó đưa gia đình, họ hàng, bạn bè đến khai hoang, sinh số lập làng.

Cùng với quá trình lao động tạo dựng cuộc sống, mở mang cộng đồng làng xã, dù khó khăn, thiếu thốn, các thế hệ người dân Xuân Đám đã không ngừng vun đắp và phát triển nền văn hóa dân tộc. Xuân Đám có một chùa, một đình và 4 miếu trong đó Đền Bà chúa gôi là mội trong những ngôi đến trên địa bàn xã được nhân dân địa phương và du khách thập phương thờ cúng và đến dân hương cầu bình an may mắn vào các dịp trong năm. Đền Bà Chúa Gôi tọa lạc tại thôn 3 xã Xuân Đám - huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng

Truyền thuyết kể lại rằng vào thời “ Tiền Lê Hoàng Triều”  có 3 công chúa trẻ bị tử nạn trên biển và trôi dạt vào bờ tại các vị trí khác nhau trên đảo, một bà dạt về bến làng xã Hiền Hào, một bà dạt về thị trấn Cát Bà, một bà dạt về bến làng xã Trân Châu, một bà dạt về đầu Gôi xã Xuân Đám. Nhân dân tại các địa phương  đã tổ chức chôn cất các bà cẩn thận, thời gian sau nơi mộ phần có Mối đùn lên, cùng sự hiển linh báo mộng cho cư dân địa phương, cư dân thấy những điều báo mộng đều linh ứng mới cất đền thờ.Đền Bà Chúa Gôi được xây dựng từ thời nào thì lịch sử không ghi chép lại nhưng được các vị cao niên trong làng nói rằng Đền Bà Chúa Gối được xây dựng cùng thời với đền Mẫu Bà Hiền Hào và Đến Mẫu Áng Váng. Ban đầu chỉ là một khu thờ cúng nhỏ trong hang núi . Trải qua bao thăng trầm, biến thiên của thời cuộc. Đến nay nhân dân cùng nhau đóng góp để trùng tu xây dựng ngôi đền  được khang trang. Là nơi để người dân ở địa phương và các noi lân cận  tìm về dâng lễ mong tài lộc bình an.

Kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hoá của ông cha để lại, qua đó đồng thời phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, hàng năm cứ vào 17 tháng giêng đầu năm, các ngày 15 và 30 âm lịch hàng tháng, người dân địa phương và du khách thập phương đến dâng hương cầu bình an may mắn cho một năm mới. Đây là một nét đẹp văn hoá, mà bao đời nay vẫn được duy trì và phát triển.Từ tháng giêng Đền Bà Chúa Gôi luôn mở của đẻ đón du khách thập phương đến dâng lễ.

Trải qua thăng trầm của thời gian, qua các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Đền Bà Chúa gôi đã bị xuống cấp nhiều lần, đầu những năm 2000 đền đã bị xuống cấp nghiêm trọng nên nhân dân đã chung tay đóng góp sửa sang và năm 2017 Nhân dân địa phương cùng nhau huy động đóng góp trong nhân và những nhà hảo tâm đã tu sửa Đền Bà Chúa Gôi để đến hôm nay chúng ta được thấy một di tích văn hóa tâm linh trên  địa bàn xã Xuân Đám khang trang rộng rãi, hàng năm đón hàng nghìn nhân dân khách du khách thập phương đến dâng hương.

Ngoài chức năng văn hoá tâm linh tín ngưỡng bản địa, Đền Bá Chúa Gôi còn là một địa chỉ du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Do nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, nên mỗi khi ra Cát Bà du khách có thể đến lễ tại Đền để cầu phúc, cầu an. Trong tương lai không xa, cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, sự khai thác phát huy giá trị Đền Bà Chúa Gôi sẽ ngày càng phát triển, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội để Xuân Đám vươn lên.

Trong công cuộc xây dựng quê hương hôm nay, lớp lớp con cháu nguyện đoàn kết một lòng, gìn giữ và phát những giá trị văn hoá mà các thế hệ cha ông để lại, tuy còn nhiều việc chưa được như mong muốn song địa phương sẽ cố gắng tất cả đó là hành trang vì một xã hội giàu mạnh. Chúng ta bày tỏ lòng cám ơn đến các anh hùng liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình cách mạng, các đồng chí cán bộ lão thành, các đồng chí nguyên cán bộ địa phương qua các thời kỳ và toàn thể nhân dân đã cống hiến xương máu xây dựng và bảo vệ mảnh đất này, để hôm nay Xuân Đám ngày càng khang trang, thịnh vượng hơn.

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke