DI TICH LỊCH SỬ MIẾU THÀNH HOÀNG LÀNG XÃ PHẢ LỄ, HUYỆN THỦY NGUYÊN

10 04 2023

in trang

Miếu Thành Hoàng làng Phả Lễ là một trong số ít di tích văn hóa mang đậm dấu ấn kiến trúc cổ kính còn lại trên đất Thủy Nguyên. Trải qua năm tháng, miếu Thành Hoàng vẫn tồn tại và luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng dân cư xã Phả Lễ. Từ những giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc, di tích đã được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố tại Quyết định số 178/QĐ-UB ngày 28/01/2005.


Miếu được xây dựng từ lâu, trước còn nhỏ bé, được tạo dựng lại vào đầu thế kỷ thứ 18, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi Miếu đã nhiều lần được tu bổ, tôn tạo. Phong cách kiến trúc trước đây vì thế đã phần nào mai một, nhưng một số hiện vật quý như hệ thống văn bia, sắc phong và đồ thờ tự vẫn được gìn giữ đến hôm nay

Từ cổ xưa miếu thờ 3 vị Thành Hoàng đều có sắc phong của các triều đại nhà vua: Thần Quý Minh Đại Vương (họ Cao tên Tuấn chữ là Quý Minh) - một tướng giỏi của đời vua Hùng Duệ Vương, đã đóng quân, đánh giặc và mở hội mừng công trên mảnh đất này và đặt tên "Trang Dụ Lễ" cho quê hương Tổng Phục ngày nay.

Phổ Hộ Đại Vương – Phổ Độ Đại Vương hai ngài sinh vào thời Trần là Nhân thần, người ở Châu Ái ( tức Thanh Hóa ngày nay) , làm quan dưới thời nhà Trần giữ chức Đặc Thụ Tham Tán, khi quân Nguyên vào xâm lược nước ta hai Ngài đã ra phù đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh Ô Mã Nhi tại sông Bạch Đằng ngày 08 tháng 3 ( ngày 09 tháng 4 năm 1288), sau quy điền hưu trí chiêu dân lập ấp ở Làng Phả Lễ. Ba vị Đại Vương xưa kia được thờ tại Đình làng Phả Lễ tới năm 1965 bão lụt, Đình bị đổ nát, nhân dân xã Phả Lễ đã rước bài vị ngài về thờ chung tại Miếu Thành Hoàng Làng. Trong Miếu thờ hiện nay còn đầy đủ các đồ thờ cúng tôn nghiêm, cùng 08 bản sắc phong thần của các triều vua Nguyễn: Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, ngoài ra còn có Long ngai bài vị các thần, bát biểu, giáp kích, tàu lọng, nhang án... cùng các bức đại tự câu đối từ xưa.

Miếu Thành Hoàng còn là nơi di tích cách mạng một thời gian dài Miếu Thành Hoàng còn làm trụ sở của UBND xã Phả Lễ.

 Thần tích Quý Minh Đại Vương Thượng Đẳng Thần: Theo tài liệu Bút khai Thần tích viết bằng chữ Hán, còn lưu giữ tại Đình Làng Đoan Lễ (Xã Tam Hưng). Qua tham khảo lịch sử huyện Thuỷ Nguyên - Bách Khoa Thư Hải Phòng, cùng truyện Lưu Ngôn các cụ xưa - vào đời Vua Hùng Vương thứ 18 (257 - 207 trước Công Nguyên) có một người họ Cao tên Tuấn (Tự là Quý Minh) là Quốc Vương thứ 2 ở núi Tản Viên là một trong tám tướng giỏi của đời Vua Hùng thứ 18. Thời đó có Thục Phán (tức An Dương Vương), đem quân đánh Vua Hùng Duệ Vương để cướp ngôi. Hùng Duệ Vương đã chạy về Trang Dãng Động (xã Minh Tân ngày nay). Thần Quý Minh đã đem 3 vạn quân phò tá Vua Hùng thần đã về đóng quân tại bãi đất ven sông Bạch Đằng (Tức vùng đất ở Tổng Phục ngày nay) lúc bấy giờ chỉ là xóm chài nhỏ chưa có tên. Từ đất này thần đã đem quân đi đánh quân Thục trên sông Thiên Đức (tức sông Đuống) và tại sông Vân Cừ (tức sông Bạch Đằng ngày nay). Quân Thục thua chạy - Thần đã mở hội mừng công tại đây và gọi dân làng tới dự ban thưởng cho 5 quan tiền và đặt tên cho xóm chài nơi đây là Trang Dụ Lễ (sau đó: vùng đất này thành xã Dụ Lễ là Tổng Dụ Lễ trên Chùa bia đá còn nghi rõ rồi là Tổng Phục gồm các làng Phục - Phả - Lập - Du - Nghi - Đoan như ngày nay). Đánh giặc xong Thần xin Vua về nghỉ tại quê nhà rồi hoá thân ở đó, mộ Ngài đặt trên núi Ngọc Chúc tỉnh Phú Thọ. Nhà Vua thương cảm nên đã chiếu chỉ cho các trang ấp nơi thần từng đến đóng quân, đánh giặc lập đền thờ phụng và ban cho mỗi nơi 300 quan tiền để tế lễ hàng năm. Vua phong cho Thần tước vị "Thượng Đẳng Phúc Thần Quý Minh Đại Vương". Vua Tự Đức năm thứ sáu có nội dung Sắc Phong: “ Sắc Quý Minh Tôn Thần Hậu tăng chiếu ứng anh Thông Linh tề Linh Sa du cát Thượng Đẳng thần Hộ quốc tù dân niệm chước linh ứng tứ Kim Phi ứng” Vua Tự Đức năm thứ ba mươi ba có nội dung như sau: “ Sắc chỉ Hải Dương tỉnh, Thủy Đường huyện, Phả Lễ xã Tòng tiền phụng sự chiếu ứng anh thông linh tề linh sa du cát tấn tĩnh Quý Minh Thượng Đẳng thần tiết kinh ban cấp”; Vua Đồng Khánh năm thứ hai có nội dung sắc phong: “ Tư mệnh diện niệm thần sàng khả gia tăng dực bảo trung hưng thượng đẳng thần tăng sắc lưu tự tứ kim phi ứng

Thần tích thần Phổ Hộ, Phổ Độ:  Vua Thành Thái năm thứ nhất phong tháng 11 ngày 18 năm 1889, nội dung như sau: "Sắc Kiến An Tỉnh – Thủy Nguyên Huyện – Phả Lễ xã Phụng sự Phổ Độ chi thần niệm chước linh ứng hưởng lại vị hữu dự phong tứ kim phi thừa"

Vua Khải Định năm thứ 9 phong tháng 7 ngày 25 năm 1925 "Sắc Kiến An Tỉnh – Thủy Nguyên Huyện – Phả Lễ xã Phụng sự  nguyên tăng dực bảo trung hưng, phủ Phổ Độ tôn thần lê quốc, linh ứng, tuyết mông".

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, cùng đạo lý đền ơn đáp nghĩa mà tục lệ bao đời nay ông cha ta để lại, với tấm lòng tôn kính thờ phụng Thành Hoàng là những thần hộ mệnh của làng xã, mong được sự che trở phù hộ để dân xã luôn được an khang hạnh phúc. Từ xa xưa đã thành tục lệ, hàng năm nhân dân xã Phả Lễ cứ ngày mồng 1 tháng Chạp tế bánh Giày mồng 6 tháng Chạp tế bánh Nòng, Lợn trong, mồng 4 tháng Giêng tê Giã đám, cầu mong Thành Hoàng phù hộ cho năm tới làm ăn phát đạt, mưa thuận, gió hòa, bình an no đủ hơn...

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke