DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH LÔI ĐỘNG - DANH LAM CỔ TỪ LÂU ĐỜI, HUYỆN THỦY NGUYÊN

10 04 2023

in trang

Xã Hoàng Động là vùng đất được hình thành lâu đời, có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện Thủy Nguyên. Khi cộng đồng làng xã hình thành và ổn định thì văn hóa làng xã có điều kiện phát triển. Trên địa bàn Hoàng Động hiện còn Đình Lôi Động là công trình văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo tiêu biểu, được xây dựng sớm, có nghệ thuật kiến trúc cao, gắn với truyền thống lao động và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ xa xưa.

Đình Lôi Động là ngôi đình còn bảo lưu được kiến trúc cổ khá nguyên vẹn, quy mô lớn, với mái đao cong, mô típ rồng chầu, phượng mớm, tượng trưng cho sự cầu mùa, sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đình còn lưu giữ được nhiều di vật quý. Trong đó, đặc biệt là chiếc hương án bài trí tại gian đại đình. Trên mặt trước có gắn bài thơ chữ Hán: “ Phong kiều dạ bạc” của thi nhân Trương Kế đời Đường:

“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”

Dịch nghĩa: ( Tản Đà)

“ Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi

Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co

Con thuyền đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San”

Đình thờ các vị thành hoàng: Đức Thánh Cả ( Địa Giới), không rõ tên húy, sinh ngày 11- 5, hóa ngày 10-11, tương truyền có công giúp vua Lý đánh giặc Ai Lao. Thần Đại Giới được thờ bằng thần tượng, có kiếm hốt bằng gỗ sơn, ở đình và các miếu. Bên phải thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên trái thờ Tiên Công Hậu thần và Ở Giữa là thờ Ngũ vị Đại Vương thành Hoàng làng.

Trước năm 1938, làng Lôi Động còn giữ được 3 sắc phong thuộc các đời: Thành Thái (1889), Duy Tân 3 (1990). Khải Định 9 (1924). Đức Thánh Năm hiệu gọi là Linh Ứng, không rõ tên húy, ngày sinh, hóa, sự tích, được thờ bằng bát hương ở miếu. Trước năm 1938, làng Lôi Động còn giữ được 5 sắc phong thuộc các đời: Tự Đức 6 (1853) và 33 (1880), Đồng Khánh 2 (1887), Duy Tân 3 (1909) ,Khải Định 9(1924). Ngày tế lễ hằng năm: 10-3 ( trước năm 1938 là ngày 1-3, không rõ vì sao lại đổi ngày), 11-5, 11-10, 5-12. Cao Vị, Quý Minh và Đức Thánh Trị hiệu gọi Trùng Nghị. Đình được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1996.

Trước kia, Làng Lôi Động cứ 10 tháng 11 âm lịch hằng năm tế lễ, rước Thành hoàng từ đình về miếu, ngày 5 tháng Chạp lại rước về đình. Những người trong các giáp đăng cai tế đám rước lợn Ông Bồ về đình để tế. Lễ hội được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, trong 2 ngày và 3 năm lại tổ chức lễ hội trong 3 ngày. Dân làng dâng lễ tưởng nhớ Thành hoàng. Trò chơi ngày hội thường có hát chèo, bơi chải, đấu vật. Làng có lệ cấp ruộng cho cai đám trồng trọt lấy thu nhập để nuôi lợn, cho ngày lệ tế thần. Sâu tế, thịt được chia cho các suất đinh ( nam) từ 18 tuổi trở lên và các chức sắc trong làng.

Ở làng Lôi Động có Văn chỉ do Hậu Tuất, nghị viên hàng tỉnh xây dựng, ghi danh những người có công với làng và những người học hành đỗ đạt.

Làng Lôi Động còn có lệ tế Từ viên - tế những người đỗ đạt khoa cử vào ngày 15 tháng giêng và tưởng niệm các vị có công khai sáng vùng đất này vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, tại văn chỉ.

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke