DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH LẠNG CÔN, XÃ ĐÔNG PHƯƠNG, HUYỆN KIẾN THỤY, TP HẢI PHÒNG

05 06 2024

in trang

Đình Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy ngoại thành Hải Phòng là một công trình tưởng niệm vị tướng quân Vương triều Trần thế kỷ XIII nổi tiếng với chiến công Bạch Đằng năm 1288 đánh tan giặc Nguyên Mông. Mặc dù trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước lâu dài của nước ta, đình đã bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh nhưng truyền thống anh hùng cứu nước giải phóng dân tộc của người xưa vẫn được thế hệ hôm nay giữ gìn, làm bài học quý giá giáo dục thế hệ trẻ hôm nay noi gương để ra sức rèn luyện để trở thành lớp người tiên phong đi đầu trong công cuộc xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh.

Đình Lạng Côn có bố cục mặt bằng kiểu chữ Đỉnh ( J) Mặt chính quay hướng Tây, Đông hướng với ngôi chùa làng mang tên Sùng Khánh Tự, là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được công nhận năm 1992. Đình lúc đó chỉ còn lại nền móng sắc phong của các thành hoàng. Trần Quốc Thi lưu giữ chung trong tổng Đại Trà cũ (đình Đại Trà cũng được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia).

     Hiện nay, Đình Lạng Côn đã được hoàn thiện với kiến trúc truyền thống gồm 5 ban bái đường, 2 gian hậu cung, vì nóc mái kết cấu kiểu kẻ chồng giá chiêng, vật liệu chính thay thế gỗ tứ bằng bê tông cốt thép, trừ bộ mái lợp thì phần rui hoành, trang trí bờ nóc mái vẫn giữ cổ truyền xưa, vật liệu ngói ta lợp hai lớp, mô típ trang trí  Lưỡng long chầu nhật nghê đậu bờ giải , kìm ngậm bờ nóc, mái vẫn được phục nguyên nét xưa.

     Nhìn chung ngôi đình Lạng Côn đã được hoàn thiện, trang trí đắp vẽ như đặc điểm của một di tích truyền thống thờ cúng thành hoàng, đã bước đầu có nét của một công trình văn hóa tín ngưỡng của thế kỉ XX. Ban thờ nghi, vệ thành hoàng cùng các đồ thờ tự bát hương, câu đối, đại tự được bài trí tạo nên không khí tôn nghiêm của một di tích trong làng quê Việt Nam.

     1. Khảm, tượng thờ vị thần hoàng, ngai rồng được đặt tại vị trí trang trọng, cao nhất trong kiến trúc hậu cung. Vị tướng quân họ Trần được các nghệ nhân dân gian đặc tả theo lối tròn với đầy đủ trang phục mũ áo căn đai, hai bàn tay để tự nhiên trước lòng, tượng đội mũ có hai dải cánh đơn, gương mặt trang nghiêm, chòm râu đen, mình mặc áo giáp rực rỡ ánh lên màu sơn thếp.

     Tương vị thành hoàng được đoán định có niên đại cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX qua các mảng văn hóa trang trí trên ngực áo, vai áo, đai lưng .

     2. Bát biếu gồm 12 cây, giá thành hai hàng đặt tại trước ban thờ chính.

     3. Bìa đá  1 chiếc có kích thước 128x42x29cm, hai mặt khắc chữ Hán “ Bia tạo quán trà Long Thị ” cho thấy qua việc tìm hiểu địa danh, đó là nơi chợ cổ của làng này chỉ còn dấu tích vì dân đã làm nhà ở. Một số danh từ cổ được lưu truyền như bến Song, chợ trước đình gọi là chợ Song được tin Trần Quốc Thị thắng trận, vua Trần ban thưởng lộc ấp cho ông, nên có tên chợ Trà Long Thị ( nghĩa là chợ vua ban ) theo tư liệu điền dã địa phương.

     4. Ngoài ra đình Lạng Côn còn bảo lưu được một số di vật cổ như:

     Mũ Thờ 3 chiếc, niên đại thế kỷ XX.

     Bát hương nhỏ, men hoa Lan, trang trí rồng chầu 3 chiếc.

     Câu đối kiểu lòng máng: 2 đôi

     Đại tự: 1 bức

     Nhang án kiểu cổ kích thước 123x200x105cm cùng một số đồ vải, cờ y môn án đọc chúc, khay dài nâm rượu dùng cho tế lễ hàng năm tại đình.

     Theo truyền thống của làng xã ngày xưa truyền lại, đình làng Lạng Côn ngày ngày hương khói tôn thờ thành hoàng có công với nước. Hàng năm ghi nhớ ngày giỗ (Kỵ) của Ngài tổ chức cúng giỗ vào ngày 4 tháng 9 âm lịch tại đình.

     Giá Trị Văn hóa

     Đình Lạng Côn là điểm hội tụ sức mạnh vật chất và tinh thần của cộng đồng, thương người như thể thương thân, bảo lưu giá trị văn hóa cộng đồng lắng đọng trong tình làng nghĩa xóm. Giá trị cổ vật cùng văn hóa lễ hội, đang góp phần phát triển văn hóa du lịch của thành phố Cảng Hải Phòng hôm nay.

     Được Ủy Ban nhân dân thành phố Hải Phòng công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp thành phố năm 2010.

Admin

Thong ke