ĐỀN VẠN NGANG (HOÀNH SƠN LINH TỪ), QUẬN ĐỒ SƠN

24 04 2023

in trang

Đền Vạn Ngang (Hoành Sơn Linh Từ) ở quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

Doanh bồng vách núi vừng ô ló
Tiên vọng đầu non bóng nguyệt tà.
Câu ca dao xưa:
Đế bà đóng tại giang biên.
Vạn ngang tiên dáng ở tên đầu ghềnh.
Câu đối cổ:
Sơn hữu tiên tắc danh hà tất bồng châu thiếu lĩnh
Địa dĩ nhân vi thắng trường lưu linh tích phong công
Câu đối cổ:
Nhật lãng tinh huy nghiên bút văn chương lưu thắng tích
Loan phi hạc giáng đồ sơn địa tú lẫm linh thanh

Đền Vạn Ngang xưa có tên là Thủy Tiên Am được lập vào năm thái ninh thứ 3 triều Lý; được dựng bằng tranh tre vách gỗ lợp cỏ tranh Thờ Chư Vị Thánh Tiên. Là nơi xưa kia các bậc văn nho chức sắc tổ chức bình thơ xướng họa. Tương truyền nơi đây thế kỷ thứ XVI, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thành lập hội tao đàn (bình thơ).

Năm niên hiệu Hoằng Định thứ 6 sau khi Mạc triều đã tan rã chạy lên đất Cao Bằng . Vào đêm ngày mồng 6 rạng ngày mồng 7 tháng 3 năm Bính Ngọ (1606) các bậc nho sinh bình văn đọc thơ. Bỗng mặt nước vọng lên tiếng bình văn xuất hiện một văn nhân mặt mày khôi ngô tuấn tú mặc sắc phục trắng, cùng bình văn đọc thơ chỉ dạy cho mọi người, rạng ngày thì không thấy vị nho sinh đâu nữa. Trên mâm gạo (mễ nghiên) cùng ngọn bút đào đề duệ hiệu của ngài. Cùng bài thơ minh châu bất đậu.

Người đời sau cứ mỗi độ xuân về lại tổ chức các cuộc bình văn đọc thơ để mong các bậc thần tiên giáng phàm. Song các đấng thần tiên còn vân du hạc giá bốn phương để cứu độ muôn dân.
Duệ hiệu của ngài lưu lại trên mâm gạo là: Đệ Tam Thủy Cung Hùng Bàng Dũng Liệt, Quảng Hựu Uy Linh, Hiển Hóa Tỉnh Nạn, Ninh Viễn Chính Nghị, Bác Tế Quang Phù, Phổ Quang Huệ Đạt Đại Vương, thường gọi là quan Hoàng Bơ Thoải.

Cuốn thư cổ có ghi là Trúc hà khả lập thủy diện dẫn tiểu khê miếu tọa sơn, Đông Hải hướng tử khứ kỷ ứng lý bạch cốt sinh lai năng bất tử đầu sơn vĩnh khu bát vạn tôn miếu hồ binh kính hội đan trùng lai mạc tương hàn vạn cổ phúc thần phong mỹ tự anh linh hiển hóa trấn nam bang. (Niên hiệu long đức thứ 6 - 1634).
Đông hải đường tiền ngưng thụy khí
Trường giang tả hữu tú chung linh
Hộ quốc tí dân thùy đức trạch
Thánh hoàng thủy phủ tối anh thanh
Câu đối cổ ca ngợi rằng:

Thụy khí chung anh thanh sơn lưu thủy linh từ ngập lập cầu đảo năng thông sứ sứ đông tây chiêm thánh đức. Thánh hoàng danh trấn hiển hách anh linh trị bệnh trừ tà cứu sinh hoạt mệnh nhân nhân nam bắc mộc thần ân. Anh linh mạc trắc thánh hoàng hóa hiện thế gian vô Thần tiên xuất thế bảo dân hộ quốc thụ ân long. Phong lĩnh cửu trùng sơn sơn thế thôi ngôi sơn hữu sắc, hải đông tam kỳ thủy thủy triều thăng giáng thủy vô ba.

Người xưa hằng năm lấy ngày mồng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày kỉ niệm hiển hiện của thánh hoàng và là ngày hội chính của bản đền.
Về việc xây dựng đền truyện kể rằng: Lưu Đình Chất người làng Đông Khê xã Quỳ Chữ, Hoằng Hóa, Thanh Hóa khí chưa đỗ đạt ông có nằm mộng sẽ gặp đc một vì long thần phù giúp trong thời gian ông đi du xuân ngắm cảnh và có mặt trong cuộc bình văn thơ năm hoằng định thứ 6 đó đã được âm phù của thánh hoàng sau đó ông đỗ đạt lúc đó ông đã ngoại tứ tuần. Vào năm niên hiệu vĩnh tộ thứ tư đền chính thức được xây dựng hoàn thành bằng gạch lợp ngói nối kiến trúc hình chữ nhị, có cổng tam quan, đài cửu thiên, bia hạ mã. Cây đa cổng đền do tiến sĩ Lưu Đình Chất hậu tạ thánh ân đã phù hộ đỗ đạt. Tên đền Hoành Sơn Linh Từ được đặt vào năm vinh tộ thứ tư.
Xong ngồi đền cổ này bị Pháp phá hủy vào năm 1886 để mở đường xây dựng nhà nghỉ thống sứ bắc kì. Sau đó nhân dân và nhà thầu xây dựng lại ngôi đền nhỏ để phụng sự xong ngồi đền nhỏ đó cũng bị phá hủy vào năm 1974.
Trải qua thời gian biến cố thăng trầm của lịch sự đền Vạn Ngang đã được khôi phục lại vào tháng 3 năm 1991.

Lễ Hội Cầu Cơ là một lễ hội văn học, đề cao tri thức, khuyến học khuyến tài, thể hiện tính nhân văn mà tiền nhân đã ước vọng vào Lễ Hội Cầu Cơ, mong muốn hậu thế được học hành vinh hiển. Sự Anh Linh Hiển Hiện của Hoàng vẫn được thể hiện trên tế đàn hằng năm. đảo chi tất thông, cầu chi tất ứng, khuông phù học tập thi cử đỗ đạt, công danh vinh hiển.
Lễ hội Đền Vạn Ngang Đồ Sơn hàng năm tổ chức lễ hội vào 3 ngày từ mùng 6 và mùng 8 tháng 3 âm lịch là ngày hiện hóa của Thánh Hoàng Bơ tại Đền Vạn Ngang. Trong suốt 3 ngày diễn ra, phần lễ và phần hội của đền Vạn Ngang Đồ Sơn được tổ chức đan xen, mang đến cho người dân và du khách dịp được tham gia những lễ nghi mang đậm dấu ấn tín ngưỡng cũng như các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke