Đền Thụ Khê, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên

04 01 2024

in trang

Đền Thụ Khê nằm trong cụm di tích lịch sử, văn hóa của xã Liên Khê huyện Thủy Nguyên Thành phố Hải Phòng. Đền được xây dựng đầu thế kỷ XIV- được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1996.


DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỤ KHÊ XÃ LIÊN KHÊ, HUYỆN THỦY NGUYÊN

 

Đền Thụ Khê nằm trong cụm di tích lịch sử, văn hóa của xã Liên Khê huyện Thủy Nguyên Thành phố Hải Phòng. Đền được xây dựng đầu thế kỷ XIV- được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1996.

Theo sử sách và các tư liệu hiện vật hiện còn lưu giữ, thì vào năm 1288 đích thân Hưng Đạo Vương đã về làng Thụ Khê chọn áng Núi chùa Hang làm đại bản doanh chỉ huy trận Trúc Động chặn đánh đoàn quân Nguyên Mông do Ô Mã Nhi chỉ huy đang rút chạy ra biển vào ngày 08/04/1288. Trận chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, quân giặc đã bị đánh tan tác phải quay đầu tháo chạy về đường sông Đá Bạc và lọt vào trận địa mai phục bãi cọc của Hưng Đạo Vương. Ngày 09/04/1288 toàn bộ đội thuyền chiến của Ô Mã Nhi một phần bị bắt sống, còn lại đã bị đánh chìm và tiêu diệt hoàn toàn trên sông Bạch Đằng. Chấm dứt quân xâm lược của đế chế Nguyên Mông.

  Thắng trận, cảm kích trước mảnh đất địa linh đã giúp mình đánh thắng quân Nguyên Mông, Hưng Đạo Vương đã lưu tặng cho làng Thụ Khê thanh kiếm báu. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Đạo Vương đối với giang Sơn xã tắc Ông đã được vua ban sắc phong, nhân dân trong làng đã xây Tối Linh Từ thờ Hưng Đạo Vương từ ấy. Đến nay vẫn còn câu đối:

" Tại nhân công đức Đằng Giang nguyệt

   Lưu Kiếm anh hùng Trúc Động sơn".

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự khắc nghiệt của thời tiết Tối Linh Từ đã xuống cấp hoàn toàn. Vào năm 1990 các cụ bộ lão trong làng đã phát tâm công đức xây dựng lại. Năm 1996 căn cứ vào chân kinh bài vị sắc phong và tư liệu lịch sử. Bộ văn hóa thông tin đã xếp hạng đền Thụ Khê là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Năm 2008 nhân dịp kỷ niệm 720 năm chiến thắng Bạch Đằng, để ghi nhớ công lao to lớn của Đức Thánh Trần. Được sự đồng ý của UBND huyện Thủy Nguyên, sở Văn hóa thông tin Hải Phòng, UBND xã Liên Khê, làng Văn hóa Thụ Khê cùng các quý khách thập phương đã góp công góp của xây dựng lại đền thờ đức thánh Trần. Qua hơn 2 năm thi công đến năm 2010 đã hoàn thành công trình với tổng kinh phí là 1 tỷ 500 triệu đồng bằng nguồn vốn của nhân dân công đức. Đền Thụ Khê hiện do ban quản lý di tích lịch sử văn hóa làng văn hóa Thụ Khê quản lý lễ hội được tổ chức từ ngày 18 -19-20 tháng 8 âm lịch.

Đền Thụ Khê là một di tích tưởng niệm của nhân dân địa phương đối với vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Trên chặng đường đánh giặc, Hưng ĐẠo Đại Vương và đoàn tuỳ tùng đã phóng ngựa lên dãy núi làng Thụ Khê để quan sát địa hình, bố trí trận địa mai phục trên sông Giá. Sau thắng lợi phá tan giặc trên cửa sông Bạch Đằng dân làng lập đền thờ ông. Do vậy, di tích được mang chính tên địa phương đã sản sinh ra công trình và nơi hàn chứa sự kiện lịch sử ấy. Thụ Khê là một trong 9 xã cũ của Tổng Trúc Động nên người dân vẫn gọi đền hoặc Từ Thụ, nơi tôn thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Làng Thụ Khê, Thiểm Khê, Mai Động thuộc xã Liên Khê đều là nơi được Hưng Đạo Đại Vương trần Quốc Tuấn chọn là nơi đặt bản doanh trong các trận đánh với quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, những nơi đây đều có các dấu tích chân cần lương thảo của quân đội nhà Trần, người dân của 3 làng cũng lập những ban thờ Hưng Đạo đại vương bên cạnh ngôi chùa của làng mình để tưởng nhớ ông ơn của Ông.

Từ điểm cao trên dãy núi hình cánh cung ôm lấy đền Thụ Khê như vòng tay ngại, nhìn về hướng Đông Nam nơi dòng sông Giá trong xanh uốn lượn quanh làng xóm, nương đồi. Trước đây đền Thụ Khê là một công trình lớn, kiến trúc theo kiểu: nội công ngoại quốc, gồm toà bát đường, cung chữ đinh và hai dãy dải vũ, cách ngôi đền toạ lạc 50m, đã có hai bia hạ mã như nhắc người ta cẩn trọng trước anh linh các vị anh hùng, được cả làng tôn làm thành hoàng. Sau vị trí bia hạ mã khoảng 200m là bến Sỏi nơi nhánh sông chảy ra sông Giá, có nhiều miếu đức thánh. Ngày sư lệ (20 - 8) dân làng rước tượng đức thánh Trần ra đây tổ chức bơi chải trên sông coi như ngày hội cổ truyền của làng. Ngoài các di tích là từ, miếu dân làng Thụ Khê còn xảy dựng ngôi đình ở địa điểm chợ Thụ Khê bấy giờ. Đây là những công trình kiến trúc nhân dân thể hiện bản sắc văn hóa của nhân dân địa phương: “nhớ về cuội nguồn". Thật đáng tiếc trải qua nhiều biến cố lịch sử và sự nghiệt ngã của thiên nhiên, xã Liên Khê ngày nay không còn đình, miếu, chùa triển nguyên vẹn. Cuộc kháng chiến 9 năm (1946 -1954) thực dân Pháp và tay sai đã nhiều lần càn quét đốt phá cả đình chùa. Một câu thành ngữ còn được lưu truyền "cháy như đình Điểu" để dân làng nhớ về thời gian ấy với bao niềm luyến tiếc những di sản văn hóa vô giá của ông cha. Để ghi lại chiến thắng Trúc Động, đêm trước của trận đại thắng Bạch Đằng 1288, nhớ ơn người trực tiếp chỉ huy chiến trận lịch sử. Dân làng tiếp tục xây ngôi đền tại quê hương tôn thờ Trần Hưng Đạo làm thành hoàng, lấy ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm làm ngày lễ lớn rước đức thánh Trần từ đền ra miếu mở lễ hội. Di tích ngôi đền ấy chính là Từ Thụ hay đền Thụ Khê bây giờ.

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke