ĐỀN MẪU, XÃ KIỀN BÁI, HUYỆN THỦY NGUYÊN, TP HẢI PHÒNG

22 06 2023

in trang

Đền Mẫu nằm ở phía Tây huyện Thủy Nguyên, các trung tâm huyện Thủy Nguyên 4km dọc theo tỉnh lộ 351 cách bến phà Kiền ( cũ) khoảng 150m về phía Bắc, Đền năm cạnh bờ đê sông Cấm.

Cũng như nhiều làng xã của Việt Nam, Làng Kiền Bái – xã Kiền Bái huyện Thủy Nguyên có Đình, Đền, Chùa. Do vị trí địa lý làng Kiền Bái năm bên bờ sông Cấm, và cũng là nơi có bến sông lớn xưa, bến đò, bến phà nối liền các trục đường lớn thuận tiện thông thương phát triển đi các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội. Vì vậy mà người dân địa phương đã xây dựng ở bến sông một ngôi đền thờ Công chúa Liễu Hạnh mà người dân trong làng và ngoài địa phương thường quen gọi vối cái tên gần gũi, thành kính thiêng liêng là Đền Mẫu.

Trước đây đền được xây kiểu lầu cao xây chồng diêm nóc các ( đó là nơi thờ hạ ban trước đền mẫu) Lầu xây tuy không lớn nhưng được đặt trang nghiêm cạnh bờ sông du khách tham quan, nghiên cứu, người hành lễ và những người đi tàu thuyền ngược xuôi từ  qua lại thành kính vào dâng hương. Bên ngoài lầu, mặt nhìn ra sông được người dân làng đắp nổi phù điêu lớn mặt hình hổ phù nhìn giống Thủy quái ma ra ( Thủy quái chịu trách nhiệm cai quản mọi nguồn nước). Bức phù điêu gây ấn tượng mạnh cho mọi người và có sứ hút người qua lại trên sông và là nơi tín ngưỡng tâm linh huyền bí.

Lễ hội đền Mẫu được diễn ra trong 3 ngày: ngày mồng 1, mồng 2 và mồng 3 âm lịch ( ngày giỗ Mẫu). đây là dịp các cơ sở tín ngưỡng, bản điện tư gia ở địa phương đến hành lễ, trao đổi, tọa đàm về việc nhận thức hành lễ , giáo hóa thờ mẫu sao cho phù hợp với truyền thống thờ mẫu lành mạnh của người Việt và chấp hành đúng các quy định về tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước.

Từ giữa thế kỷ 16 sau khi sự ra đời của Mẫu Liễu Hạnh, việc thờ cúng đã trở thành một như đạo, phát triển mạnh dần lên trong đời sống tâm linh của người Việt. các ngôi đền, phủ thờ Mẫu được xây dựng lên ở nhiều nơi, đặc biệt là ác bến sông, các khu vực đầu mối giao thông đường thủy đền thờ Mẫu thường được lập dựng. Vì lẽ trước đây việc làm ăn buôn bán của người dân Việt thường xuôi ngược trên sông nước, do vậy Mẫu trong tâm linh người Việt ( tam toàn thánh Mẫu, Mẫu thượng thiên, Mẫu thượng ngàn, Mẫu thủy phủ) cũng như các vị phúc thần thiêng liêng bảo hộ, giúp đỡ cho người dân mưa thuận gió hòa, xuôi chèo mát mái. Đền thờ mẫu ở bến Kiền cũng nằm trong các đặc điểm đó. Với sự sầm uất, nhộn nhịp của một đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng. Cùng với sự thành kính, tín tâm, nguyện vọng của nhân dân Kiền Bái và quý khách thập phương mà năm 1923 vua Khải Định  đã sắc phong cho Công chúa Liễu hạnh thờ tại Đền Mẫu Kiền Bái là “ Mẫu nghi thiên hạ - Thượng đẳng thần”.

 

Ngoài ý nghĩ là một cơ sở văn hóa tín ngưỡng bản địa, Đền Mẫu Kiền Bái còn có ý nghĩa giá trị lịch sử các mạng kháng chiến rất to lớn trong sự nghiệp các mạng của nhân dân địa phương nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Triệt để tận dụng vị trí đầu mối giao thông quan trọng, đồng thời cũng là một địa điểm tín ngưỡng sầm uất  là Đền Mẫu. Lực lượng cách mạng của địa phương đã biến nơi đây thành địa điểm hội họp bàn bạc gây dựng cơ sở phát triển lực lượng cách mạng tại địa phương. Đặc biệt nhất trong những ngày chuẩn bị giành chính quyền ở Hải Phòng, tại đền Mẫu đã diễn ra một sự kiện lịch sử quan trọng đó là ngày 22/8/1945. Trung Tướng Nguyễn Bình – Tư lệnh đệ tứ chiến khu ( chiến khu Đông Triều) đã có cuộc hội đàm với ông Vũ Trọng Khánh – Thị trưởng thành phố Hải Phòng. Đây là cuộc hội đàm mang tính lịch sử. Từ cuộc hội đàm đó ngày 23/8/1945 lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân do trung tướng Nguyễn Bình chỉ huy đã vượt qua phà Bính vào giành chính quyền trong thành phố Hải Phòng.

Trong lực lượng cách mạng hùng hậu giành chính quyền đó ở Kiền Bái đã có gần 200 thanh niên, dân quân với vũ khí thô sơ trong tay và gậy tầm vông, giáo mác hăng hái vào nội thành góp sức giành chính quyền về tay nhân dân. Cuộc tiến công nổi dậy giành chính quyền ở Hải Phòng không mất mát hi sinh tổn thất gì cho cách mạng.

Cách mạng tháng 8/1945 thành công, hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính xã Kiền Bái đầu tiên được nhân dân xã nhà lự chọn dân chủ. Tại đền Mẫu ngày 28/02/1946 lễ tuyên thệ nhậm chức của HĐND và UBCH xã Kiền Bái được long trọng tổ chức. Các ủy viên của UBHC xã Kiền Bái nâng thanh kiếm tuyên thệ nguyện làm tròn chức phận được giao, quyết chiến đấu, hi sinh vì nhân dân, vì Tổ quốc. Từ lời nguyện thề thiêng liêng, bất hủ của khóa HĐND, UBHC đầu tiên của xã Kiền Bái đã trở thành ngọn đuốc cách mạng thắp sáng dẫn dẵn cho phong trào kháng chiến, xây dựng quê hương, đất nước của nhân dân địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng và các khóa chính quyền xã Kiền Bái nối tiếp sau này.

Ngay sau thời kỳ cách mạng tháng 8/1945, tháng 12/1945 tận dụng cơ hội to lớn, 11 thuyền chở vũ khí đạn dược của quân Tưởng bị bắn chìm trên sông Cấm cách đền Mẫu không xa. Dưới sự chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo địa phương xã Kiền Bái đã tổ chức nhân dân mò lặn trong 6 ngày đêm từ 5/12/1945 – 11/12/1945 đã lấy được khoảng trên 100 tấn vũ khí đem cất dấu tại đền Mẫu và một số nhà dân trong làng. Trong quá trình bí mật vớt vũ khí, đền Mẫu là cơ sở đã góp công to lớn nhất trong việc trên giành thắng lợi.

Sau này quân Tưởng thuê người mò lặn đã vớt được lên khoảng 130 tấn vũ khí nhưng do quan hệ ngoại giao khéo léo của ta bọn Tưởng đã cho ta toàn bộ số vũ khí chúng thuê vớt được. Đến tháng 6/1946 chủ tịch thành phố Hải Phòng đã ký giấy chuyển giao toàn bộ số vũ khí gồm số do xã Kiền Bái mò vớt được và số của quân Tưởng giao cho ta tổng cổng khoảng 230 tấn vũ khí về cho đơn vị quốc phòng ở Mạo Khê.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp địa bàn Kiền Bái là nơi giữ được cơ sở cách mạng, cơ sở kháng chiến vững chắc hơn cả chính vì vậy  đây đã trở thành nơi hoạt động của một số cán bộ cách mạng kháng chiến thuộc một số địa phương bạn xung quanh.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, khu vực đền Mẫu trở  thành  một trận địa pháo cao xạ 14 ly 5, 12 ly 7. Các trận địa ở đây đã góp phần quan trọng trọng việc bảo vệ sự thông suốt của 2 tuyến giao thông thủy, bộ liên tỉnh, liên huyện. Thành tích nêu trên của nhân dân Kiền Bái và đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của cơ sở đền Mẫu đã góp phần to lớn cho cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện của dân tộc ta.

Trong những năm tháng dài của hai cuộc chiến tranh ác liệt, đền Mẫu đã bị phá hủy nhiều, ngôi đền được nhân dân phục dựng lại qua các năm: 1992 - 1999, 2006

Ngôi đền nằm ngay bên cạnh dòng sông Cấm, đền quay hướng Tây. Đền được xây theo kiểu trụ đấu, đầu hồi bít đốc. Cấu trúc của đền hình chữ đinh gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, phần khung gỗ của nhà tiền đường hậu cung và kết cấu các vì đơn giản theo kiểu chữ công, song còn khá chắc chắn.

Trong hậu cung trên ban thờ trong cùng là khám gian lớn sơn son thếp vàng cửa bằng kính, bên trong có 3 pho tượng mẫu ở tư thế ngồi, tượng được tạc bằng gỗ thân hình và khuôn mặt đẹp, trang phục lộng lẫy tượng được sơn  thếp vàng. Tam tòa thánh mẫu là sự hội tụ đủ các miền không gian của trời, đất và sự gạch nối qua lại hữu cơ của các miền. đồng thời đó cũng là biểu hiện của sự hài hòa âm dương và phát triển theo quan niệm về dịch học. tam tòa thánh mẫu là một chỉnh thể thiêng liêng trong tín ngưỡng bản địa của người dân Việt, như tam thế của nhà Phật ( quá khứ, hiện tại, tương lai). Tam ngôi của Thiên chúa giáo ( cha, con , chúa) Tam thanh của lão giáo ( thiên thanh, ngọc thanh, thái thanh). Trong 3 với mẫu đó theo cách hiểu dân gian: Mẫu Liễu Hạnh là hình bóng của mẫu thân, người luôn là vị thánh mẫu bảo hộ cho đời sống của dân lành, đồng thời Mẫu Liễu Hạnh là hiện thân của Tam tòa thánh mẫu giáng thế.

Dưới Tam tòa thánh mẫu là hai vị tượng khác để trong khám bằng kính, tượng tạc bằng gỗ có nét hao giống như tượng tam tòa thánh mẫu. Một vị có trang phục màu xanh, vị được quàng vải trắng, có lẽ đây là vị Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. tuy nhiên theo thuyết ngũ hành thì Mẫu Thaoir phải quàng vải tím hoặc tía. Đứng hai bên tượng mẫu, tượng hầu được tạc bằng gỗ sơn son thếp vàng có kích thướng nhỏ hơn với tượng Mẫu.

Các pho tượng mẫu và tượng hầu đều mới làm và được dân cung tiến cùng với thời gian phục dựng lại ngôi đền Mẫu.

Gian cung giữa để một khám lớn bằng gỗ trong có tượng Trần Triều ( Đức thánh Trần Hưng Đạo) tượng được trạm bằng gỗ, các nét chạm khắc thể hiện trang phục khá đẹp và sinh động làm nổi rõ hình tượng một vị quan lớn trong triều. Theo quan điểm tín ngưỡng của người Việt, Đức thánh Trần Hưng Đạo được coi như người cha và mẫu Liễu Hạnh như người mẹ cảu thiên hạ do vậy trong dân gian nhắc nhử nhau” Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ” ( Tháng tám giỗ thánh Trần Hưng Đạo, tháng ba giỗ Mẫu Liễu Hạnh).

Nhà tiền đường phía bên phải có ban thờ, trên ban đặt khám gỗ trong có pho tượng ở tư thế ngồi trang phục võ quan. Toàn bộ khám, tượng được sơn son thếp vàng. Đây là ban thờ ngài Đông Hải đại vương ( danh tướng Đoàn Thượng). một trung thần của triều Lý. Sau khi nhà Trần thoán đoạt ngôi nhà Lý ông chạy về làng Bần – Hưng Nhân – Hưng Yên xây dựng lựng lượng căn cứ ông lập đồn đũy ở nhiều nơi  trên vùng đất Hải Phòng ngày nay đặc biệt là khu vự Gia Viên đất bên dòng sông Cấm, do vậy khu vực bến Kiền nơi có địa thế có tính chiến lượng quân sự và cũng nằm ven sông cấm nên cũng có thể nơi đây có đồn đũy của tướng quân Đoàn Thượng. Chính vì vậy mà đền thờ mẫu có ban thờ để tưởng niệm và lưu danh ông

Bên trái nhà tiền đường đối xứng với ban thờ tướng quân Đoàn Thượng  là ban thờ quan lớn “ cai quản vùng sông nước” một trong 5 ngũ vị tôn ông. Các vị tôn ông là những lực lượng thừa hành thực thi các nhiệm vụ ý đồ của mẫu 5 phương ( Bắc, Nam, Đông, Tây và Trung ương). Quan lớn tuần thanh là quan lớn đệ ngũ, được thờ ở Cửa Ông – Quảng Ninh. Ông hiện thân là tướng của nhà Trần.

Ngoài các ban thờ, khám tượng, đền Mẫu còn có các đồ thờ, đồ tự nghi tượng, nghi vật khác như bộ bát bửu, đại tự,câu đối, long đình… đề được chế tác bằng gỗ sơn son thếp vàng làm phong phú lộng lẫy cho ngôi đền, tuy các đồ thờ tự mới được làm song vẫn giữ được các kiểu cách khuôn mẫu, trang trí, trạm khắc theo thể thức truyền thống mang bản sắc văn hóa.

Đặc biệt  trong khuôn viên di tích đền Mẫu, năm 2017 địa phương và nhân dân xây dựng khánh thành nhà thờ Trung tướng Nguyễn Bình. Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống biết ơn “ uống nước nhớ nguồn” đối với những người có công với địa phương, với đất nước.  Ngày 05/4/2000 Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ xã và ban quản lý di tích Đình – Đền đã long trọng tổ chức lễ đón nhận tượng đồng danh nhân liệt sỹ Trung tướng Nguyễn Bình do hội khoa học lịch sử Việt Nam, tạp chí xưa và nay trao tặng.

ĐÁNH GIÁ CHUNG GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH

Với những giá trị tự thân của đền Mẫu xã Kiền Bái trong sự nghiệp cách mạng, kháng chiến của địa phương nói riêng và dân tộc nói chung. Hiện hữu những giá trị đó ngày nay vẫn được tỏa sáng và phát huy mạnh mẽ cùng với di tích đình Kiền Bái một di tích Kiến trúc nghệ thuận hậu Lê có niên đại sớm ở Hải Phòng sẽ làm phong phú thêm tuyến tham quan du lịch, độc đáo về đầu nguồn sống Cấm tươi đẹp.

Ngày 28/1/2005 di tích đền Mẫu được UBND thành phố Hải Phòng cấp bằng xếp hạng “ di tích lịch sử kháng chiến”

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke