Chùa Thiểm Khê, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên

04 01 2024

in trang

 Thiểm Khê là một tên làng nằm ven sông Giá (tên cổ là sông Đô Lý) nơi đây đã từng xảy ra trận Trúc Động lẫy lừng. Trận đánh đoàn thủy binh của quân Nguyên  Mông. Hồi đầu thế kỷ 13 nhân dân Thiểm Khê đã cùng quân đội thời Trần hoàn thành nhiệm vụ bịt đường trên sông Giá. Để đảm báo bí mật cho trận địa mai phục buộc toàn bộ binh thuyền của giặc phải hành quân theo sông Đá Bạc về sông Bạch Đằng, nghĩa là quân Nguyên- Mông phải dấn thân vào trận địa do Hưng Đạo Vương Trận Quốc Tuấn đã chọn sẵn.


DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA THIỂM KHÊ, XÃ LIÊN KHÊ, HUYỆN THỦY NGUYÊN

 Thiểm Khê là một tên làng nằm ven sông Giá (tên cổ là sông Đô Lý) nơi đây đã từng xảy ra trận Trúc Động lẫy lừng. Trận đánh đoàn thủy binh của quân Nguyên  Mông. Hồi đầu thế kỷ 13 nhân dân Thiểm Khê đã cùng quân đội thời Trần hoàn thành nhiệm vụ bịt đường trên sông Giá. Để đảm báo bí mật cho trận địa mai phục buộc toàn bộ binh thuyền của giặc phải hành quân theo sông Đá Bạc về sông Bạch Đằng, nghĩa là quân Nguyên- Mông phải dấn thân vào trận địa do Hưng Đạo Vương Trận Quốc Tuấn đã chọn sẵn.

 Núi thuộc địa phận thôn Trúc Động, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên. Sách "Đại Nam thống nhất chỉ” cho biết: núi Thiểm Khê ở cách huyện Thủy Đường 12 dặm về phía Bắc, đất đá lẫn lộn, tục gọi là thành Thạch Bích”, trước kia nhà Mạc họp quân ở đây, có thành cũ. Còn sách “Hải Dương toàn hạt dư địa chỉ cho biết: núi Thiểm Khê (Thiếm Khê) ở tổng Trúc Động, huyện Thủy Đường, trấn Hải Dương, liên tiếp 20 ngọn, chân núi có thành cũ, gọi là thành nhà Mạc. Tương truyền họ Mạc từng đóng quân ở đây. Đường sông đến núi Thiểm Khê chia làm 3 nhánh nên gọi ngã ba thành Mạc; núi này đối diện với núi Đồ Sơn thuộc huyện Đông Triều. Thiểm Khê Thôn thuộc xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Trước 1945 là xã Thiểm Khê, tổng Trúc Động, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên. Trước 1813, là xã Thiểm Khê, tổng Trúc Động, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Đình và miếu Thiểm Khê thờ 6 vị thành hoàng: 1. Sơn Nhạc; 2. Đông Hồ; 3. Đông Hải. Cả ba vị đều không rõ sự tích, được thờ ở đình, có sắc phong đời Khải Định 2 (1917); 4. Tế Công; 5. Lại Công; 6. Độ Công. Cả ba đều là nhân thần.

Thời thuộc Đông Hán, ở làng Thiểm Khê có ông Trương Dụ lấy bà Đoàn Thị Gái, ngoài 30 tuổi mới hạ sinh được 3 người con trai (vào ngày 6.9 giờ Dần năm Nhâm Tuất), diện mạo khôi ngô, dĩnh ngộ. Khi lên 3 tuổi, một vị được đặt tên là Tế, vị thứ hai là Lại, vị thứ ba là Độ. Năm 13 tuổi, "học cực thông minh, lại tinh nghề thao lược". Đến 24 tuổi, cha của ba anh em mất (ngày 17.8), gia tài khánh kiệt. Thời đó, giặc Tô Định cai trị Lạc Việt, gây nhiều bạo ngược, ba anh em theo Hai Ba Trưng chống lại. Sau thắng trận, ba anh em về yến đãi dân làng, rồi đều hóa (vào ngày 21.12.); khi trời quang mây tạnh, dân làng thấy mối dùn lên ba đống mả (trước 1938, miếu thờ vẫn ở gần 3 đồng mả này) Ba vị được thờ bằng 3 bài vị để trong 3 ngai, có mũ, áo, cân đại bằng giấy, súng, thuyền, khí giới bằng gỗ. Trước 1938, làng Thiểm Khê còn giữ được 4 sắc phong cho 3 vị thần này thuộc các đời: Tự Đức 33 (1880), Đông Khánh 2 (1887), Duy Tân 3 (1909), Khải Định 9 (1924). Ngày tế lễ hằng năm: Ngày 04/4; 25/12; ngoài ra, còn tế kì phúc 15/3 (rước bát hương ở đền về đình hội tế); Trước 1938, "ước được hơn 100 người vào dự tế ".

1. Chùa Thiểm Khê tên chữ là Hoa Linh Tự được xây dựng từ thời Trần (năm 1226 -1400) một công trình kiến trúc phật giáo được tọa đàm trên sườn cao của một thung lũng, lưng tựa vào núi Thiểm, bên Tả có núi chùa Hang, bên Hữu có núi mẫu Ba. Dưới con mắt phong thủy thì chùa Hoa Linh Tự được nằm trên khu đất có thế ỷ ngai hai bên có tay Long tay Hổ chầu phục linh thiêng hiếm thấy. Chùa được cấu trúc mặt bằng hình chữ công gồm 3 gian tiền đường và 2 gian hậu cung, tòa điện phật nằm ở trung tâm, phía trước có sân chùa và nơi đón tiếp du khách thăm quan. Bên phải có nhà khách (Thiểm Khê tu viện) và nơi thờ các vị sư tổ. Bên trái có cung điện thờ mẫu và từ thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Năm 1288 thung lũng chùa Thiểm Khê được Trần Quốc Tuấn chọn làm nơi yết bằng chiêu tập nhân tài bố trí đội quân kỵ mã của quân ta (tương truyền sau khi thắng trận vị tổng chỉ huy quân đội thời Trần đã lưu lại 2 con kỵ mã tại nơi này). Phía sau chùa còn có đình 5 gian thờ 7 vị thành hoàng làng. Nhưng hiện nay đình chỉ còn 1 bức tường thành và các di vật cũ. Trong quần thể di tích chùa còn có đền thờ 3 anh em họ Trường, 3 ngài đã có công nhập nghĩa quân theo 2 bà Trưng đánh giặc Tô Định và miếu thờ Ngọc Dung công chúa- người đã có công cứu dân qua đại dịch đậu mùa.

Lễ hội cổ truyền làng Thiểm Khê vào ngày 15/3 (âm lịch) có rước bát hương từ đền và miếu đình hội tế gọi là tế kỳ phúc.

Chùa Hoa Linh Tự trong trường tồn của di tích đã trải qua nhiều lần tùng tu tôn tạo song chùa vẫn còn giữ được những giá trị văn hóa và dấu vết cổ xưa như: Rồng Châu mật Nguyệt, Nam Tào Bắc Đẩu, Bát hương đá, ấm đồng, tượng đồng, câu đối cổ.

“ Điện các nguy nga đãng bảo án

Dao dài quang chiếu vạn niên đăng”

 Qua đây cũng nói nên 1 phần về kiến trúc đã làm nổi bật vai trò thẩm mỹ và tâm linh tín ngưỡng của một ngôi chùa.

Các di vật chùa Hoa Linh: Qua nhiều năm chiến tranh tàn phá sau khi hòa bình nhân dân đã khôi phục lại, chùa Thiểm Khê đã được nhà nước công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hóa năm 1996. Song đến nay chùa đã xuống cấp nặng nề nếu không được trùng tu tôn tạo thì nguy cơ sẽ xuống cấp hoàn toàn.... Tượng trong chùa còn lại không nhiều đáng quan tâm là bộ tam thể, bộ A di đà tam tôn, 2 pho bồ để Đại Na và tượng ngọc hoàng tượng thích ca Sơ sinh, tượng đức ông, tượng thánh tăng....  Đây là một trong những bộ tượng a di đà tam tôn đẹp từ thế kỷ 16 thời Mạc, được giới mỹ thuật cổ xếp vào loại tượng gỗ cổ nhất ở nước ta. Chùa Hoa Linh đã từng là trung tâm phật giáo trong vùng, một Sơn môn có danh tiếng của dòng thiên trúc lâm. Năm 1926 nhà sư yêu nước Nguyễn Thanh Hóa ông đã về tu viện chùa Thiểm Khê đề niên hiệu năm 1930 và đổi tên chữ chùa Hoa Linh là chùa Hoa Tiên Vũ. Ngày 14 tháng 02 năm 1949 nhà sư Nguyễn Văn Đóa đã bị thực dân Pháp bao vây chùa và đã bắn chết ông. Do có nhiều công lao và thành tích tong công cuộc kháng chiến chống Pháp và sự gan dạ hy sinh anh dũng của ông. Nhà sư Nguyễn Văn Đóa đã được nhà nước truy tặng huy chương kháng chiến hạng nhì ngày 19 tháng 05 năm 1970. Tóm lại, lịch sử chùa Thiểm Khê các di sản văn hóa nghệ thuật tuổi đời còn rất trẻ. Về ý nghĩa các công trình được dựng nên được coi như một dài tượng niệm về chiến thắng Trúc Động, nó như một nét son đánh dấu địa điểm đã từng diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng trong quá khứ. Một minh chứng cho sức sống bất diệt một truyền thống văn hóa cổ truyền của một làng quê Việt Nam.

Các vị sư đà trụ trì Chùa Thiểm Khê (Trong bia đá và sử sách còn lưu giữ được các vị sư từ thời vua Tự Đức 1870 trở về đây):

 1. Sư cụ Hiệu Thanh Kiểm - Tự Linh Sư: Lý Nhân Thôn, Bạch Xá Duy Tiên Huyện mất ngày 20.02 năm Bính Thìn thọ 65 tuổi (thời vua Tự Đức 1870).

2. Sư cụ Nguyễn Quang Nhiều Thiểm Khê xã: Trúc Động tổng Thủ Đường Huyện Kinh Môn phủ mất ngày 18 tháng 10 năm 1887 (thời vua Đồn khánh).

3. Sư cụ Nguyễn Văn Tờn Tức Nguyễn Thanh Luyện: Đồ Sơn - Kiến Thụy -Thái Phòng. Mất ngày 28 tháng 01 năm 1909 (thời vua Duy Tân).

4. Sư cụ Nguyễn Văn Đóa Tức thích Thanh Đóa =: Hải Hậu - Nam Định Trụ trì chùa Thiểm Khê từ 1926 - 1949 mất ngày 19/02/1949 thọ 54 tuổi.

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke