Chùa Sùng Ân, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên

04 01 2024

in trang

Chùa Sùng Ân theo Pháp khí để lại (khắc trên Chuông đồng còn lưu giữ) thì Chùa được chư Tổ và nhân dân, Phật tử xây dựng vào năm thứ hai, sau khi Vua Tự Đức lên ngôi (1847-1849). Chùa vốn nằm trên khu đất phía Tây Bắc, tỉnh Hải Dương – Phủ Phán Môn (còn gọi là Kinh Môn) – xã Đồng Lý – huyện Thủy Đường. Nay thuộc Làng văn hóa Đồng Lý, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng.

DI TÍCH CHÙA SÙNG ÂN, XÃ MỸ ĐỒNG,

HUYỆN THỦY NGUYÊN

 

Chùa Sùng Ân theo Pháp khí để lại (khắc trên Chuông đồng còn lưu giữ) thì Chùa được chư Tổ và nhân dân, Phật tử xây dựng vào năm thứ hai, sau khi Vua Tự Đức lên ngôi (1847-1849). Chùa vốn nằm trên khu đất phía Tây Bắc, tỉnh Hải Dương – Phủ Phán Môn (còn gọi là Kinh Môn) – xã Đồng Lý – huyện Thủy Đường. Nay thuộc Làng văn hóa Đồng Lý, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng.

Nơi đây là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng Phật giáo của Tăng – Ni – cùng tín đồ Phật tử và nhân dân.

Khu đất chính thức mà Chùa cổ tọa lạc trước đây, nay không còn giữ được. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, hiện tại khu đất này đã chuyển đổi làm Nghĩa Trang, là nơi cát táng của địa phương, phần đất còn lại gọi là “Tự điền” bao quanh, giờ chính là khu ruộng trồng cấy thuộc dân làng Đồng Lý – xã Mỹ Đồng đang canh tác.

Do sự thăng trầm của đất nước, cũng như sự phong sương vũ lộ của thời gian, ngôi Chùa cổ không sao tránh khỏi quy luật vô thường của thế gian, giờ đây chỉ còn nằm trong ký ức; may mắn dân làng ta vẫn còn lưu giữ một số Di Pháp đó là: Ngôi Tháp Tổ đang nằm xen kẽ trong đất vườn Chùa cũ (Nghĩa trang nhân dân Đồng Lý) và khá nhiều Tượng phật quý, 2 quả Chuông đồng, và 1 đôi Khám gian. Dù vậy qua những Pháp Bảo ấy, cũng đủ để chúng ta hiểu thêm những giá trị lịch sử văn hóa mà các bậc tiền nhân đã để lại cho thế hệ hôm nay.

Vào năm 1999 Ban Hộ Tự cùng Phật tử xa gần đã quyên góp xây dựng tạm lại ngôi Chùa, gồm 3 gian Tiền Đường và 2 gian Hậu Cung. Bởi thế, địa phương ta nay mới có một không gian sân vườn khiêm tốn cho Phật tử và nhân dân Đồng Lý cùng tín chủ thập phương lui tới lễ bái, cầu phúc và học đạo.

Hàng năm, chùa mở hội truyền thống vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, lễ hội luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân địa phương, phật tử và quý khách thập phương đến dâng hương, vãn cảnh./.

 

 

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke