CHÙA LINH ỨNG, THÔN KIM ĐỚI, XÃ HỮU BẰNG, HUYỆN KIẾN THỤY
07 06 2023
in trangSử xưa truyền lại, nước Việt ta truyền từ thời Hồng bàng đến nay đã mấy ngàn năm. Vận nuóc khi thịnh khi suy nhưng truyền thống Tiên Rồng luôn sáng ngời sử sách. Quật cường trước cường quyền, bạo lực nhưng rất nhân hậu thuỷ chung. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, đến khi Thái Tổ Lý Công Uẩn dời đô về Đại La nước Việt ta bước sang một trang sử mới.
Sử xưa truyền lại, nước Việt ta truyền từ thời Hồng bàng đến nay đã mấy ngàn năm. Vận nuóc khi thịnh khi suy nhưng truyền thống Tiên Rồng luôn sáng ngời sử sách. Quật cường trước cường quyền, bạo lực nhưng rất nhân hậu thuỷ chung. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, đến khi Thái Tổ Lý Công Uẩn dời đô về Đại La nước Việt ta bước sang một trang sử mới.
Lý Thái Tổ không những có công sửa sang nội trị và trấn hưng quốc thái dân an làm kế lâu dài mà còn có công mang ánh sáng chân lý của đạo Phật đến với non sông đất Việt và với đaoh lý vô ngã - vị tha của đạo phật đã chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Đến đời nhà Trần đạo phật ở nước ta vô cùng hưng thịnh. Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập thiền phái Trúc Lâm xây dựng nền móng Phật pháp nước nhà. Nền tự chủ của Đại Việt từ đây được khẳng định đồng hành cùng chân lý đạo pháp – dân tộc.
Kim Đới ta xưa còn gọi là thôn Ngô Xá thuộc Tổng Nghi Dương đạo Lão Nhai, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, là một nơi sơn thành thuỷ tú, văn nhân đỗ đạt cũng nhiều người danh tiếng một thời. Và một ngày kia nhằm vào tiết trong xuân, các chức dịch cùng kỳ lão trong làng xã mới họp mà bàn rằng: “ Làng xã ta vốn nơi địa linh, nhờ hưởng lộc trời đất mà được thịnh vượng. Nay phải xây một ngôi chùa để tụng kinh niệm Phậtcầu cho quốc thái dân an bốn mùa xuân hạ thu động mọi lẽ”.
Vào đời Lê Cảnh Hưng ( Hậu Lê ) các chức dịch sở tại cùng các thần hào kỳ lão và dân làng mới định một mảnh đất rộng 1 mẫu 5 sào hội đủ Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước, Dương cơ trạch tiềm tàng và định ngày đại cát xây chùa. Ngày ấy cả làng như mở hội. Người người hằng tâm, hằng sản góp công, góp của dựng chùa thật hoan hỷ. một năm sau chùa được xây dựng xong đặt tên tự là Phù Linh. Chùa có kiến trúc bề thế nhìn hướng Tây với hoa văn kiểu dáng thời Hậu Lê gồm một chùa chính hình chữ “Đinh” nhà khách tăng phòng cùng nhiều kiến trúc có trạm khắc tinh sảo. Tại tiền đường, thượng điện tượng Phật rất nhiều, cảnh Phật thật là tố hảo. Tại vườn chùa có nhiều cây cổ thụ, hoa trái bốn mùa xanh tốt.
Từ ngày dựng chùa có nhiều tăng về trụ trì. Từ sư tổ đến các tăng trụ trì luôn tâm thành với đức Phật và chăm lo giúp đỡ dân làng. Thật tự hào nhà chùa còn là nơi xưa kia hoà thượng Thích Phổ Tuệ - Cố Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trụ trì.
Và như thể thiền duyên kỳ ngộ, nơi đất lành của phật chùa là nơi tụ hội của phật từ gần xa. Hàng năm khách hành hươngđến chùa ngày một đông. Nhờ đó mà phật tử cùng dân làng được Phật tổ ban phước lành. Tương truyền mỗi khi gặp tai ương, hoạn nạn đến chùa làm lễ đều linh ứng, tai qua nạn khỏi và chùa dược dân làng đổi tên thành Linh Ứng Tự: cái tên gắn với những linh ứng của đức Phật cứu khổ, cứu nạn giúp đời.
Trải qua những thăng trầm lịch sử ( Linh Ứng Tự )vẫn lấp lánh hào quang chói sáng của Phật tổ. Nơi đây luôn là chốn thiêng liêng, niềm tự hào của các thế hệ người dân địa phương. Trong những năm gian khó chống giặc ngoại xâm chùa Linh Ứng đã trở thành nơi che chở những chiến sĩ cách mạng. Nhà chùa không tiếc công, tiếc của hiến tặng cho cách mạng nhiều vật dụng quý giá để phục vụ kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.
Đáp lại hồng ân Tâm bảo Phật tử dân làng Kim Đới luôn hướng về Phật tổ. Nhiều thế hệ người dân nơi đây cùng các tăng ni phật tử nhà chùa đã có công gìn giữ, tôn tạo Linh Ứng Tự. Tin ngày một ngày không xa chùa Linh Ứng sẽ được tôn tạo to đẹp hơn đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân và phật tử gần xa.
Ngưỡng vọng tri ân Phật tổ theo khẩu truyền trong dân gian về Linh ứng Cổ Tự mà viết lại, để lưu truyền hậu thế.
Thành đoàn Hải Phòng