Chùa Doãn Lại, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên
04 01 2024
in trang
Chùa Doãn Lại được xây dựng vào thời hậu Lê năm 1787 - 1789, đến năm 1954 được nâng cấp trên nền móng cũ với diện tích trên 141m2, nằm trong khuôn viên rộng tại núi Đồn nhìn xuống Sông Hòn Ngọc. Đây là ngôi chùa vẫn giữ nguyên được bản kiến trúc và một số vật liệu xây dựng từ năm 1978.
DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA DOÃN LẠI, XÃ LẠI XUÂN, HUYỆN THỦY NGUYÊN
Chùa Doãn Lại được xây dựng vào thời hậu Lê năm 1787 - 1789, đến năm 1954 được nâng cấp trên nền móng cũ với diện tích trên 141m2, nằm trong khuôn viên rộng tại núi Đồn nhìn xuống Sông Hòn Ngọc. Đây là ngôi chùa vẫn giữ nguyên được bản kiến trúc và một số vật liệu xây dựng từ năm 1978.
Trước cách mạng tháng 8/1945 tại nơi đây trung đoàn 98 Mạnh Hùng, bộ đội Thủy Nguyên mang tên người anh hùng dân tộc Lê Lợi đã hội tụ, họp bàn và luyện quân để chống thực dân Pháp xâm lược. Chùa Doãn Lại còn mãi ghi nhớ cụ Phạm Văn Duyệt tỉnh ủy Hải Phòng, năm 1930 cụ bị địch bắt đầy đi Côn Đảo, sau khi ra tù cụ lại về quê hương tập hợp thanh niên, phụ nữ khỏe mạnh tham gia cách mạng xây dựng lực lượng tại đây. Chùa Doãn Lại còn là nơi hội tụ, ra đời của các tổ chức như: Ủy ban kháng chiến hành chính, Công an huyện, Huyện đội, tiểu đoàn Quang Trung….họp bàn và ra các quyết sách, tổ chức các trận chống càn và thực hiện chiến đấu chống quân Pháp xâm lược..
Sau cách mạng tháng 8/1945 chùa Doãn lại còn là cầu lối bí mật, an toàn cho Đệ tứ chiến khu Đông Triều Thủy Nguyên - Kinh môn quật Khởi với bao trận đánh du kích của quân đội chủ lực trên toàn tuyến từ Doãn Lại, Pháp Cổ, Dương Xuân, Phi Liệt đến các vùng xã hạ huyện như Thủy Đường, Ngũ Lão, Bến Rừng, Tam Hưng, Kiền Bái..vv...Với những giá trị lịch sử ấy, ngày 09/02/2010 Chùa Doãn Lại đã được UBND thành phố Hải Phòng quyết định xếp hạng di tích lịch sử kháng chiến.
Đây là công trình văn hóa tâm linh tiêu biểu của cả làng. Không chỉ là công trình kiến trúc nghệ thuật, chùa còn là biểu tượng khát vọng của người dân, đến chùa ai cũng cảm thấy được sự bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn, dù có đi đâu thì hình ảnh ngôi chùa cũng in đậm trong tâm trí, kỷ niệm của những người từng sinh ra và lớn lên ở làng. Chùa còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc trong tâm hồn, giáo dục lòng từ bi hỉ xả, thiện tâm của con người.
Thành đoàn Hải Phòng