ĐÌNH LÀNG TỬ ĐÔI, XÃ ĐOÀN LẬP, HUYỆN TIÊN LÃNG

16 07 2024

in trang

Di tích lịch sử Văn hóa Đình làng Tử Đôi, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng tôn thờ ngài Liệt Hầu, Thái Thú Châu Giao phù giúp vua Chiêu đế nhà Hán sau này giúp vua Tây Hán. Công lao tài đức của ngài được ghi trong bản chính quốc triều bộ lễ càn chi bộ trung đẳng.

    Theo tích cổ ông tên là Vương Chẩn, sinh ngày 12/2 năm Giáp Ngọ tại đất Long Biên nay là thủ đô Hà Nội. Thời nhà Tây Hán ở đất Long Biên, lúc đó có ông người Quảng Tín họ Vương húy Minh. Tổ tiên được thụ phong lối đời lập ấp, ông lấy bà Tạ Thị Thành người bản quận, từ thuở nhỏ ông đã chăm làm việc thiện, người địa phương khen ngợi nhà có phúc âm. Cả hai vợ chồng đều có đức độ, tuổi đã cao mà vẫn muộn con trai. Một đêm vào khoảng cuối canh ba, bà Tạ Thị Mộng thấy một ngôi sao từ đó trong mình có thai. Đến ngày 14/2 năm Giáp Ngọ sinh hạ một con trai, phong tư đầy đặn, diện mạo đường đường, thân thể khác thường, hình dung tuấn tú. Bà nói: “ phúc hữu trùng lai” được phúc trời ban, bà yêu con như châu báu. Nên đặt tên là Chẩn. Sau khi sinh ngài đượp một trăm ngày, bà Tạ Thị Mộng không bệnh mà chết. Sau đó thân phị đi khắp nơi tìm một người kế mẫu. Từ ngày cưới bà vợ kế đức hạnh hiền hòa, bà giữ đạo kính chồng yêu con, không có điều gì đố kỵ. Bà chăm chồng nuôi con ngày qua tháng lại, năm ông ba tuổi mới biết nói, nghe tiếng học đã biết, nghe tiếng nói đã biết xét đoán được, lên bảy tuổi đi học. Năm 16 tuổi tư chất hơn người, học lực tinh thông, sách sử giỏi giang, võ nghệ đều hay. Sĩ tử thời ấy đều thán phục mà khen ông là “Thánh đồng”. Năm ông vừa hai mươi tuổi thì, than ôi! biến cố ai lường trước được, họa vô đơn chí, thân phụ và bà mẫu nối tiếp nhau đều mất.Sau ba năm xong việc tang, ông nén lòng, tìm hiểu cách giáo dục dân chúng. Ông biết ở làng Giao Châu dân trí chưa được mở mang nên ông khéo léo khuyên bảo dân chúng biết được lễ nghĩa. Nên họ đều đội ơn và suy tôn ông làm Châu trưởng.

    Khi ấy vua chiêu đế nhà Hán sai Chu Chương làm quan thái tuế ở Giao Châu, biết ông có tài, dâng sớ lên nhà vua, vua bèn phong cho ông chức Liệt Hầu. Nhận lệnh vua ông bén xuống các huyện ấp xem xét dân tình. Một ngày nọ, ông đến Trang Tử  Đôi, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương. Nay là thôn Tử Đôi, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, thấy dân tình còn quê mùa, ít được học hành, ông bèn truyền cho lập một nhà học đường để dạy chữ nghĩa cho dân. Nhà học đường được dân địa phương quen gọi là ( Từ chỉ) di tích được lưu giữ, sau chống Pháp bị tháo dỡ. Dân chúng và các sĩ tử rất khâm phục. Thuở ấy những tù trưởng ở bảy quận: Hữu Thực, Chu Nhai, Đan Chí, Thương Ngô, Quảng Tín, Thiên Nguy, Mê Linh nổi loạn, làm láo động dân sinh. Nhà vua nghe tin bèn họp quân thần của người làm thái thú ở đây. Sâm Bành bèn tiến cử ông là người có đức độ, biết cách giáo hóa thu phục lòng người, đáng được chức ấy. Nhà vua phong ông làm Thái Thú Châu Giao. Tuyển chọn dân đinh sĩ tử được hơn năm chục người, đồng thời đưa Hịch đến các quận huyện kêu gọi nhà giàu đóng góp tiền của, người khỏe mạnh đóng góp công sức, chẳng bao lâu đã có hàng nghìn người hưởng ứng. Ngày nọ ông đến tận quận Cửu Châu cắt đặt tướng sĩ, lập đồn lũy phòng giữ nghiêm mật, không được khiêu chiến. Cùng lúc đó sai quan văn làm văn thư đưa đi Hiển dụ , từ đó giặc nghe tiếng mà cảm ngộ bỏ giáp lại hàng, từ đấy cả quận bình yên. Ông đem quân về Châu Phủ đất Long Biên, từ khi ông làm Thái Thú Giao Châu, hình phạt giảm nhẹ, dân chúng được yên vui.

    Một ngày nọ nhân khi thư thả ông về chơi thăm Trang Tử Đôi, đến chỗ học đường Hiển dụ dân thôn, người người nhớ ơn đều thưa rằng: “ từ ngày ông lập nhà học đường ở đây, dân được biết lễ nghĩa, lại được sung túc, việc giáo hóa sáng tỏ, kỷ cương nền nếp trong trang được như ngày nay đều nhờ ơn đức của ông, nhân dân xin rằng ngày nay chỗ này là học đường, ngày sau làm nơi thờ cúng”. Ông bằng lòng liền viết tờ di chúc dặn lại. Xong việc ông về Châu phủ, sai định thần đem đồ tiến cúng vua Hán.

    Năm ấy ông vừa tròn 70 tuổi, đang ngồi chỗ sảnh đường, bỗng thấy trên không có một con rắn vàng dài chừng năm trượng, lao thẳng vào chỗ sảnh đường, giây phút biến mất. Từ đó ông bị bệnh mất ngủ, thuốc thang không giảm, lễ bái không hiệu nghiệm. Ông bèn dặn người nhà và sĩ tử rằng: “nếu ta trăm tuổi thì mai táng ở đất thành Long Biên, trên trồng cây châu mộc cho tốt tươi. Dặn xong bỗng thấy một dải hào quang sán lạn từ người ông bay ra. Phút chốc người đã hóa lúc ấy vào khoảng giờ tỵ, ngày 11 tháng 11. Người làng và quân thần sĩ tử làm lễ tế ông rồi dâng biển lên vua Hán. Nhà vua bèn sai sứ đem sắc phong và các quan đến tế. Có đạo dụ về đất Long Biên sắc phong “Chẩn Công thiên quan đại đồng linh ứng đại vương. Tặng phong là: Diên hựu tá tỵ thiên văn bác sĩ, quang hoa thắng toán, đương cảnh thành hoàng thiên quang đại đồng linh ứng thượng đẳng thần”. Chuẩn cho Trang Tử Đôi, cùng các trang khác, được phép rước mỹ tự nói trên về dân thôn lập miếu thờ tự. Lại nói từ đó về sau rất là linh ứng, nên nhiều đời các vị đế vương đề ban sắc phong mỹ tự cho đức đại vương.

    Đến đời vua Lý Nhân Tông, tên húy là Càn Đức là con trưởng vua Lê Thành Tông ở ngôi 56 năm. Thời gian ấy nước Tống hợp mưu cùng các nước Chiêm Thành, Chân Lạp đem quân vào biên cương cướp phá nước ta. Vua Lý bèn sai ông Lý Thường Kiệt đem quân đi phòng ngự, đến huyện Tiên Minh phủ Nam Sách, trấn Hải Dương ( tên cổ là Hồng Châu, sau đổi là Dương Truyền) nay là thôn Tử Đôi xã Đoàn Lập thì gặp quân Tống chúng từ đường thủy tiến vào, ông cho hội quân ở Trang Tử Đôi đêm ngủ ở Đình cầu thần phù hộ. Đêm hôm ấy Lý Thường Kiệt ngủ ở chân nhang án, đến canh hai chợt nhận thấy một người đàn ông mặc áo vàng đai ngọc, thân thể khác thường, hình dung cổ quái, từ trong miếu đi ra xưng là thiên thần vâng lệnh thiên đình làm Đương Cảnh thành hoàng, trấn trị dân lành, nhà ở trong miếu này. Nay nghe tướng quân phụng mệnh nhà vua đi đánh giặc, nên ta đến ra mắt và đem quân âm phù đi đánh giặc lập công sau này sẽ được hiển đạt, nói xong biến mất. Tỉnh dậy ông biết là thần ứng mộng, hôm ấy vào ngày 13 tháng 11, hôm sau ông cho mời các vị phụ não trong làng đến hỏi, các cụ phụ não đều thưa : “ Trong trang quả có thờ một vị Thượng Đẳng thần hiện đúng như thế, ông vui mừng nói rằng: “ Như vậy là lòng trời có ý giúp ta nên thần nhân mới ứng mộng”, bèn làm lễ bái tạ thần rồi cất quân đi đánh giặc. Chỉ một trận đầu đã phá được quân Chiêm Thành và Chân Lạp ở động Sa Ma. Từ đó thiên hạ thanh bình.

    Lý Thường Kiệt tâu với nhà vua rằng: “quân ta đánh được quân Tống bình được Chiêm Thành, Chân Lạp thiên hạ được thanh bình cũng là nhờ linh thần có công phù trợ”. Nhà vua bèn gia phong bách thần và tặng phong thần tại miếu Trang Tử Đôi là: “Thiên quan đại đồng linh ứng anh triết, phù vận dực thánh tế thế an dân thượng đẳng thần”, cho phép trang Tử Đôi sửa sang Đình miếu để thờ phụng. Theo bia đá cổ còn lưu giữ; sách tài liệu văn bia Tiên Lãng, Hải Phòng. Đình được xây dựng tháng 11 năm Chính Hòa 17(1696) thời vua Lê Huy Tông thời Hậu Lê (1675-1705). Thế kỷ thứ XVII bia hậu thần truyền lại:

Thánh cao vời vợi

Đình mới quy mô

Đỉnh vạc đời sau

Cổ tích tiên Hiền

Hạnh phúc muôn đời

Cùng ơn trời đất.

    Đến năm “ Duy Tân Ất mão Đông” đời vua Duy Tân, mùa đông năm Ất mão, Đình được tái tạo trùng tu nâng cấp. Trong suốt quá trình chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ cả xã Đoàn Lập còn lại duy nhất Đình làng Tử Đôi. Đến năm Tân Mão 2011 Đình tử đôi lại được trùng tu. Tính từ năm 1696 đến năm 2020, đình làng Tử Đôi có liên đại 324 năm. Đình làng Tử Đôi xã Đoàn Lập được tôn thờ ba vị thần Hoàng:

    1, Ngài Vương Chẩn Thiên quan Đại Đồng linh ứng Đại Vương.

    2, Bạt Hải Long Vương Đại Vương Tôn Thần.

    3, Tả Vệ Đàn Hoa Phái Hiển Ứng Đại Vương.

    Đình làng được xây dựng trên khu đất cao trung tâm của làng với diện tích 1900m2. Đình được cấu tạo 5 gian tiền đường và hậu cung, cột vị ván vách toàn bằng gỗ lim. Đình làng Tử Đôi xã Đoàn Lập đã được nhà nước xếp hạng di tích, cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa câp thành phố.

 

Admin

Thong ke