DI TÍCH LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN ĐÌNH XUÂN ĐÀI - XÃ TRƯỜNG THỌ - HUYỆN AN LÃO

18 01 2023

in trang

Đình làng Xuân Đài, xã Trường Thọ, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng là một công trình kiến trúc cổ, có quy mô bề thế, mặt bằng sử dụng rộng rãi, bao gồm nhiều tòa ngang, dãy học khác nhau: Như đình trong nơi thờ các vị thành hoàng và 4 vị á thần đứng đầu 4 dòng họ có công đầu khai lập mảnh đất Xuân Đài.  

Đình làng Xuân Đài thuộc địa bàn xã Trường Thọ, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Theo quy luật phổ biến về cách gọi tên công trình công cộng của người Việt, công trình di tích được gọi theo chính nơi làng xã địa phương có ngôi đình tọa lạc. 

Làng Xuân Đài có thể hình thành vào khoảng thời gian vào giai đoạn lịch sử nửa đầu thể kỷ XIV sang giữa thế kỷ XVII, tức là lúc Vương triều nhà Lê có sự rối ren nhà Mạc lên nắm giữ binh quyền lúc đầu, làng chỉ có 4 dòng họ chính là họ Phạ, họ Trần, họ Bùi, họ Phạm Trung, dân số ban đầu chỉ vẻn von từ 40 – 60 người. vào năm Tân Dậu 1681 tổ Phạm Phúc Đa xuống đất Xuân Đài lập nghiệp cùng với các cụ: Trần Phúc Long - thủy tổ họ Tần, Bùi Đức Lương – thủy tổ họ Bùi và Phạm Đức Trung – thủy tổ họ Phạm Đồng Xuân ngày nay. Cả 4 cụ đều hợp sức cùng nhau khai phá, mở mang đất đai hoang vu, trở thành làng Xuân Đài như hiện nay. .

I. Khảo tả di tích  

Đình Xuân Đài tọa lạc trên một khu đất cao ráo, bằng phẳng nằm ở phái Tây Nam của làng, khuôn viên hiện nay có diện tích là 1.944m2. Mặt chính của đình quay hướng Tây Nam nơi có con sông Đa Độ cùng con đường nhà Mạc chạy ngang qua địa hình xã Trường Thọ. 

Ngôi đình được xây dựng thành một khu vực riêng biệt, nhưng không hề cách xa làng xóm, cách đây hơn nửa thế kỷ đình bao gồm 4 hạng mục kiến trúc chính, chỉ khác nhau về tên gọi theo chức năng sử dụng, nhưng thống nhất tạo nên bề thế của đình Xuân Đài hiện nay. 

Hậu cung (được dân làng vẫn gọi là Miếu thờ) có bố cục mặt bằng hình chữ nhật. Kết cấu vì nóc gồm 3 vì gỗ, kiểu giá chiêng và giẻ quạt, do đã được nhiều lần tu sửa lại, lần gần nhất là vào năm 1992. 

Chính diện kiến trúc là ban thờ, ở vị trí cao nhất, đặt bài vị, ngai án của các vị thành hoàng. Phía dưới là khám chứa bài vị, bằng gỗ sơn son thếp bạc, trông giống một khám nhỏ có cánh cửa chạm lèo trang trí nơi diềm nóc và cửa khám. 4 vị á thần nguyên là thủy tổ của 4 dòng họ đầu tiên có công khai lập mảnh đất Xuân Đài ngày nay. 

Ngôi đình ngoài có diện tích 300m2 (địa phương vẫn gọi là đình chèo hát), có kết cấu vì nóc kiểu kẻ chồng đấu sen. Trên các bộ phận của kết cấu kiến trúc như: Kẻ nách, bảy hiên, đấu chồng … còn nhiều mảng chạm khắc gỗ giữ vai trò trang trí nghệ thuật phần bộ khung gỗ qua các mảng đề tài quen thuộc như: Tứ Linh, Tứ quý … các linh vật biểu trưng của lối tư duy của người nông dân nông nghiệp cầu mong một cuộc sống thanh bình, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu được thể hiện rõ qua các mảng chạm nổi, bong kênh hình các nội dung: long cuốn thủy, rùa đội lá sen, mây cụm, mây bông, lá guột hóa long … 

II. Các hiện vật trong di tích 

Hiện tại trong khuon viên kiến trúc của ngôi đình Xuân Đài còn lưu giữ nguyên vẹn 2 cỗ long đình, sơn thếp, chạm khắc tỉ mỉ hình rồng, phượng, hoa lá, đặc trưng nghệ thuật Nguyễn, được dân làng dùng trong lễ rước tế thành hoàng. 

  • Một bộ long đình bát biểu gồm 20 chiếc đặt trên giá gỗ. 

  • Một số mâm bồng, ống hương 3 bát hương thờ chất liệu gốm thổ Hà, thế kỷ XIX. 

  • Bia đá: Gồm 7 bia đá, niên hiệu Nguyễn, chủ yếu từ đời Nguyễn Tự Đức, là niên hiệu khởi dựng ngôi đình Xuân Đài đến thời Bảo Đại thứ 19 nội dung cụ thể như sau: 

+ Tu tạo bia ký niên hiệu Tự Đức năm thứ 8 (1856) kích thước 1,6 x 0,65m 

+ Tu tạo bia ký niên hiệu Tự Đức năm thứ 22 (1870)  

+ Bia Hậu Thần: niên hiệu Tự Đức năm thứ 34 (1882) kích thước 1,2 x 1,64m 

+ Hậu Thần bia ký: niên hiệu Thành Thái năm thứ 2 (1887) và Thành Thái năm thứ 5 (1890). Kích thước 1,3 x 0,65m 

+ Bảo Đại năm thứ 19 (1945). Kích thước: 1,2 x 0,60m 

Toàn bộ số văn bia này còn nguyên vẹn, chữ khắc, hoa văn trang trí rõ ràng đã được sao dập tại hồ sơ tư liệu Hán – Nôm kèm theo hồ sơ này. 

III. Giá trị lịch sử - văn hóa của di tích 

Đình làng Xuân Đài là thuộc loại hình di tích lịch sử kháng chiến. 

Đình làng Xuân Đài, xã Trường Thọ, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng là một công trình kiến trúc cổ, có quy mô bề thế, mặt bằng sử dụng rộng rãi, bao gồm nhiều tòa ngang, dãy học khác nhau: Như đình trong nơi thờ các vị thành hoàng và 4 vị á thần đứng đầu 4 dòng họ có công đầu khai lập mảnh đất Xuân Đài.  

Đình là nơi duy trì, bảo lưu những truyền thống ứng xử văn hóa tốt đẹp của làng địa phương trong việc tôn vinh các bậc tiên tổ có công xây dựng làng xã, nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của nhân dân. Với cách mạng và kháng chiến, đình là một địa chỉ đỏ, xuyên suốt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, trong tâm khảm nhiều cán bộ lão thành cách mạng, những cán bộ dân chính Đảng của thành phố Hải Phòng như: Bộ đội, công an, văn phòng Thành ủy, văn hóa, giáo dục được dân làng cưu mang, đùm bọc, đã từng lấy nơi đây là trận địa, góp phần làm nên thắng lợi của công cuộc kháng chiến, giải phóng quê hương. 

Đình làng Xuân Đài hiện nay đã và đang được các cấp chính quyền cơ sở từ làng xã, huyện quan tâm, chỉ đạo để bảo vệ và phát huy tác dụng của di tích này.  

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke