ĐÌNH THƯỢNG, CHÙA HÀM LONG - DANH LAM CỔ TỰ LÂU ĐỜI HUYỆN THỦY NGUYÊN

18 01 2023

in trang

Trước năm 1986 thuộc làng Thường Sơn (trước năm 1988 là Đường Sơn) xã Thủy Đường. Chùa hiện nay thuộc địa phận thị trấn Núi Đèo. Đây là một trong những danh lam cổ tự được xây dựng từ rất sớm ở huyện Thủy Nguyên.

CHÙA HÀM LONG - DANH LAM CỔ TỰ LÂU ĐỜI HUYỆN THỦY NGUYÊN

Theo Hòa thượng Kim Cương tử, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (trong sách Bút tích Hòa thượng Kim cương tử): Chùa Hàm Long thuộc làng Đường Sơn (Thường Sơn), xã Thủy Đường, gần phố Núi Đèo và chùa Phù Lưu, xã Phù Ninh là hai trong số 27 ngôi chùa danh lanh do Đức Sư tổ Non Đông, quê ở làng Mông (làng Muống, Hải Dương) cho xây dựng vào cuối thời Lý, thế kỷ 12. Tháp chùa Thường Sơn ghi rằng môn đồ ngài Chân Nguyên Thông thiền sư (Tổ thứ 3 của phái Lâm Tế) sau chuyến nhập môn sang Trúc Lâm Yên Tử là Hòa thượng Tịnh Cơ đến khai hóa năm Chính Hòa thứ 23 (1702) đời vua Lê Hy Tông. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, do Quốc sử triều Nguyễn soạn, cho rằng chùa Hàm Long là sơn môn lớn của dòng thiền Tê Trúc. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn, chùa tiếp tục được các thế hệ nhà sư trụ trì tiếp hóa, thắp lên ngọn đăng chốn Tổ.

Chùa Hàm Long ngày nay vẫn tọa lạc bên sườn núi Vân Ổ xưa những kiến trúc cổ của ngôi chùa từ trước năm 2005 vẫn còn phong cảnh nghệ thuật thời Hậu Lê thế kỷ 17-18. Khi chùa được trùng tu lớn vào năm 2005, kiến trúc cũ đã bị mất nhiều. Trong quá trình tu bổ, các nhà sư ở đây đã không bảo tồn kiến trúc cổ mà thay vào đó là kiến trúc mới. Trong chùa vẫn còn bảo lưu được nhiều dị vật quý: Tượng phật, chuông đồng... Lễ hội ở chùa Hàm Long rất nổi tiếng ở huyện Thủy Nguyên. Hòa thượng Kim Cương Tử cho biết: Từ trước đến nay, cứ đến ngày 26 tháng giêng, kỵ nhật Đức Thánh tổ, nhân dân khắp vùng gần xa trong huyện đến lễ bái rất đông, có quyển khoa cúng Thánh tổ sự tích ngài một cách đặc biệt. Năm 2007, chùa được xếp hạng là di tích lịch sử cấp thành phố.

Lễ hội chùa đình Thượng, chùa Hàm Long thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng được tổ chức vào ngày 25, 26, 27 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân trong và ngoài đạo phật ở khắp vùng lân cận trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Chùa được xây dựng bên sườn núi phía Nam của núi Ô Vân, cao ráo, chứa đựng nhiều giá trị về tín ngưỡng, tinh thần lớn. Đây được coi là nơi gìn giữ, nuôi dưỡng đời sống tâm linh của những người dân Thủy Nguyên. Đến với lễ hội con người như được thoát khỏi thế giới trần tục, dãi bày những lo toan, phiền muộn...để hòa mình vào cõi phật thiêng liêng.

Theo tương truyền thì chùa Hàm Long và chùa Phù Lưu (xã Phù Ninh - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng) là 2 trong 72 ngôi chùa lớn do Đức Tổ sư Non Đông thời Trần (1010 - 1226) xây dựng, cất nóc trong một ngày... nên Thuỷ Nguyên có 2 chùa là chùa Hàm Long và chùa Phù Lưu đều lấy ngày 25, 26 tháng Giêng là ngày tổ chức lễ hội. Hiện chùa Hàm Long lưu giữ khá nhiều bia ký, tượng pháp niên đại thế kỷ XVII – XVIII, có giá trị nghệ thuật và lịch sử. Đặc biệt, nội dung bia tháp mộ của chùa có nhắc đến sự kiện hòa thượng Tịnh Cơ, môn đồ của Đức Chân Nguyên thiền sư tới chùa giảng pháp vào năm Chính Hòa thứ 23 (1702). Chùa Hàm Long là một trong những sơn môn lớn của dòng Phật Trúc Lâm trên đất Hải Phòng. Hằng năm vào ngày 25 tháng Giêng, chùa Hàm Long mở hội, nhân dân quanh vùng về dự rất đông. Vào những ngày này, cả thị trấn náo nhệt trong không khí lế hội truyền thống, nét đẹp của văn hóa Thủy Nguyên được dịp hội tụ, khoe sắc, tỏa hương.

ĐÌNH THƯỢNG - DI TÍCH LỊCH SỬ NẰM DƯỚI CHÂN NÚI VÂN Ổ, THỦY NGUYÊN

Trước năm 1986 thuộc làng Thương Sơn, xã Thủy Đường. Di tích nằm ngay cạnh Chùa Hàm Long dưới chân núi Vân Ổ. Đình hiện còn lưu giữ nhiều kiến trúc cổ từ ngày khởi dựng ở tòa hậu cung, tòa tiền bái, được bố trí theo lối chữ Nhị. Những năm gần đây, nhân dân địa phương dựng thêm tòa thiêu hương ở khoảng trống lối giữa tòa bái đường và hậu cung nên đã làm mất đi tính nguyên gốc của di tích. Nét đặc sắc của kiến trúc đình Thượng xưa, dù có quy mô không lớn, nhưng được xây dựng bằng loại đá đỏ lấy ngay ở dưới chân núi. Thời kỳ đầu, đình làm bằng tranh tre nứa lá, đến khoảng thế kỷ 17-18, dân làng xây dựng kiên cố. Hiện còn "Hậu thần bia ký" ghi danh những người đóng góp công của để tôn tạo là đình, những người đứng chủ hưng công được bầu làm hậu thần.

Theo nội dung bản thần tích do Đông các đại học sỹ Nguyễn Bính Phụng soạn vào thế kỷ 17 và được Quản giám bách thần đại hung linh thiếu khang Nguyễn Hiền phụng soạn vào thế kỷ 18 (vua Tự Đức cho sao lại và khắc bia). Đình Thượng từ ngày khởi dựng đến nay chỉ tôn thờ một nhân vật là vị thành hoàng làng Phạm Huấn, người có công giúp vua Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống trên sông Bạch Đằng năm 981. Sau khi mất, ông được dân làng lập đình thờ, tôn làm thành hoàng làng. Các triều đại phong kiến đều phong sắc, suy tôn là Thượng đẳng phúc thần, tước Sơn Nam thái thú.

Đình Thượng cùng với các di tích như miếu Thủy Tú, đình Trung (xã Thủy Đường) và các đình Chiếm Phương, Lương Đường (xã Hòa Bình) là những di tích tôn thờ những nhân vật lịch sử có công tham gia chiến thắng Bạch Đằng năm 981. Do vậy, đình rất có giá trị nghiên cứu, với nguồn tư liệu ghi chép về chiến thắng này rất hiếm hoi và chưa có nhiều phát hiện mới. Mặt khác, kiến trúc cổ của ngôi đình cũng là một kiến trúc quý hiếm, còn rất ít ở Hải Phòng. Năm 2007, di tích được xếp hạng cấp thành phố.

 

 

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke