ĐÌNH VĂN PHONG, THÔN VĂN PHONG, XÃ ĐỒNG THÁI, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH VĂN PHONG, THÔN VĂN PHONG, XÃ ĐỒNG THÁI, HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Văn Phong thuộc thôn Văn Phong, xã Đồng Thái, ngôi đình được mang tên chính địa danh quê hương nơi cộng đồng dân cư đã sản sinh ra nó. Đình Văn Phong được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2008.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH DỤ NGHĨA, XÃ LÊ THIỆN, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH DỤ NGHĨA, XÃ LÊ THIỆN, HUYỆN AN DƯƠNG

Dụ Nghĩa (喻 義), theo Hán tự có nghĩa là cùng nhắc nhở nhau sống có nghĩa. Vùng đất, con người Dụ Nghĩa được hình thành muộn nhất vào thế kỷ X, sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938. Bởi vào thời Hậu Lý, đầu thế kỷ XI, Dụ Nghĩa đã là làng xã có dân cư ổn định nên mới sinh ra Ngài Đào Công Tế, một danh tướng triều Lý, sau này là Thành hoàng làng.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH CỮ, XÃ LÊ THIỆN, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH CỮ, XÃ LÊ THIỆN, HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Cữ thuộc thôn Cữ, xã Lê Thiện. Tên đình được gọi bằng tên Nôm, âm tiết rất cổ xưa của Người Việt. Theo các nhà nghiên cứu địa danh học, tên Nôm của người Việt có từ trước thời kỳ tự chủ, tức là trước thời Ngô Vương Quyền, thế kỷ X. Đình Cữ được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2003.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH TRẠM BẠC VÀ LĂNG MỘ NGÀI TỊ TỔ HỌ NGUYỄN ĐÌNH, NGUYỄN KHOA, THÔN TRẠM BẠC, XÃ LÊ LỢI, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH TRẠM BẠC VÀ LĂNG MỘ NGÀI TỊ TỔ HỌ NGUYỄN ĐÌNH, NGUYỄN KHOA, THÔN TRẠM BẠC, XÃ LÊ LỢI, HUYỆN AN DƯƠNG

Trạm Bạc nơi dân cư đến sinh cơ, lập nghiệp muộn nhất vào thời Lý-Trần, thế kỷ XI-XIII và được ổn định vào thời Lê-Mạc thế kỷ XVI. Bởi làng thờ Thành hoàng là Đoàn Thượng, danh tướng thời Lý, thế kỷ XII-XIII. Trong bia đá ghi chép về việc trùng tu quán cầu Tiên Nghênh, dựng năm 1718 có ghi nhân dân xã Trạm Bạc, huyện An Dương công đức tiền để trùng tu cây cầu.


Di tích Khối Huyện

MIẾU LƯƠNG QUY, THÔN LƯƠNG QUY, XÃ LÊ LỢI, HUYỆN AN DƯƠNG

MIẾU LƯƠNG QUY, THÔN LƯƠNG QUY, XÃ LÊ LỢI, HUYỆN AN DƯƠNG

Miếu Lương Quy thuộc thôn Lương Quy, xã Lê Lợi. Tên gọi ngôi miếu mang ngay tên địa danh làng Lương Quy, nơi cộng đồng dân cư đã xây dựng lên nó. Miếu Lương Quy được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2004.


Di tích Khối Huyện

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA  CHÙA LAI THỊ - XÃ TÂN DÂN  HUYỆN AN LÃO – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CHÙA LAI THỊ - XÃ TÂN DÂN HUYỆN AN LÃO – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chùa Lai Thị (Hương Mỹ tự) thuộc xã Tân Dân huyện An Lão, được tọa lạc trên một khu đất cao ráo bằng phẳng, tựa kề làng xóm, mặt chính hướng về phía Tây; là một trong số ít ngôi chùa còn giữ được nhiều pho tượng Mạc và góp thêm một nguồn tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thế kỷ 16 ở Hải Phòng.


Di tích Khối Huyện

DI TÍCH ĐÌNH HOÀNG CHÂU, HUYỆN CÁT HẢI

DI TÍCH ĐÌNH HOÀNG CHÂU, HUYỆN CÁT HẢI

Đến Cát Hải, nơi mà bạn không thể không đến thăm chính là quần thể di tích Đình Hoàng Châu, một di tích lịch sử cấp quốc gia với Lễ hội Xa mã - Rước kiệu độc đáo và đặc sắc đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Di tích Khối Huyện

Địa điểm Bác Hồ về thăm Làng Cá Cát Hải – Cát Bà

Địa điểm Bác Hồ về thăm Làng Cá Cát Hải – Cát Bà

Tháng 3/2009, nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm Làng cá Cát Bà, ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam và khai mạc du lịch Cát Bà 2009, sau một thời gian lựa chọn kỹ càng, có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực lịch sử, văn hóa của Việt Nam, khối đá tự nhiên có tuổi đời hàng trăm triệu năm ở quên hương Hà Sen anh dũng (xã Trân Châu ngày nay, đoạn giữa Tùng Gốm và xóm Bến) đã được đưa về quảng trường trung tâm du lịch Cát Bà, đặt đúng ở vị trí Bác đặt chân lên đảo năm xưa.


Di tích Khối Huyện

ĐỀN MẪU BÀ HIỀN HÀO, XÃ HIỀN HÀO, HUYỆN CÁT HẢI

ĐỀN MẪU BÀ HIỀN HÀO, XÃ HIỀN HÀO, HUYỆN CÁT HẢI

Truyền thuyết về Đền Mẫu Bà bắt nguồn từ chuyện những người công chúa trẻ bị tử nạn trên biển và trôi dạt vào bờ tại các vị trí khác nhau, một bà dạt về bến làng xã Hiền Hào, một bà dạt về thị trấn Cát Bà, một bà dạt về bến làng xã Trân Châu, một bà dạt về đầu Gôi xã Xuân Đám. Nhân dân đã tổ chức chôn cất các bà cẩn thận, thời gian sau nơi mộ phần có Mối đùn lên, cùng sự hiển linh báo mộng cho cư dân địa phương, cư dân thấy những điều báo mộng đều linh ứng mới cất đền thờ và lấy mốc thời gian chôn cất để thực hiện nghi lễ hàng năm sau này trở thành ngày hội làng, đến ngày này cư dân quanh vùng đến lễ bái cầu mong Mẫu Bà phù hộ độ trì cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển nặng, mùa màng tôm cá bội thu. Truyền thuyết về Đền Mẫu Bà xã Hiền Hào được hình thành từ đó.


Di tích Khối Huyện

ĐỀN THỜ TRẠNG NGUYÊN TRẦN TẤT VĂN, LÀNG NGUYỆT ÁNG, XÃ THÁI SƠN, HUYỆN AN LÃO

ĐỀN THỜ TRẠNG NGUYÊN TRẦN TẤT VĂN, LÀNG NGUYỆT ÁNG, XÃ THÁI SƠN, HUYỆN AN LÃO

Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn được dựng từ lâu đời trên chính quê hương ông. Tương truyền, sau khi quan Trạng qua đời, dân làng Nguyệt Áng đã dựng ngôi đền để thờ phụng, tưởng nhớ đức quan Trạng. Đền nằm gần sát phía Nam phật điện chùa Vĩnh Khoái và cùng hướng Tây Bắc với chùa. Đất xây chùa và đền là địa linh - trên gò đất mắt rồng, hai bên có hai gò đất nổi lên mang hình dáng như nghiên, bút. Do vậy, dân làng thường gọi là gò nghiên, gò bút.


Di tích Khối Huyện

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN BÀ CHÚA GÔI XÃ XUÂN ĐÁM, HUYỆN CÁT HẢI

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN BÀ CHÚA GÔI XÃ XUÂN ĐÁM, HUYỆN CÁT HẢI

Xã Xuân Đám nằm ở phí Tây Nam của đảo Cát Bà, thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng; Đông – Bắc giáp xã Trân Châu, Tây – Bắc giáp xã Hiền Hào, phần còn lại giáp biển, đối diện luồng tàu ra vào Hải Phòng. Diện tích tự nhiên là 1.073,09 ha, dân số 893 người, 249 hộ, chia làm 4 thôn. Xuân Đám đã từng có các tên gọi khác nhau: Làng U, làng Xuân Áng, Việt Hưng.


Di tích Khối Huyện

MIẾU NGHĨA LỘ, THÔN MINH TÂN, XÃ NGHĨA LỘ, HUYỆN CÁT HẢI

MIẾU NGHĨA LỘ, THÔN MINH TÂN, XÃ NGHĨA LỘ, HUYỆN CÁT HẢI

Miếu Nghĩa Lộ tọa lạc tại thôn Minh Tân, xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Căn cứ tấm bia đình Phong Niên, khắc năm Chính Hòa 25 (1705), vùng đất này thuộc xã An Phong, huyện Hoa Phong, phủ Hải Đông. Đến thời Nguyễn (thế kỷ 19), xã An Phong đổi tên thành Phong Niên, thuộc tổng An Khoái, huyện Nghiêu Phong, phủ Sơn Định.


Di tích Khối Huyện

Thong ke