TỪ ĐƯỜNG NGUYỄN LĂNG TỘC

19 03 2024

in trang

Nguyễn Như Quế người làng Đại Trà, huyện Nghi Dương (nay là thôn Đại Trà, xã Đông Phương (trước đó là Đại Đồng), huyện Kiến Thụy). Ông vốn là võ tướng, bạn của Mặc Đăng Dung – người khai sáng vương triều Mạc.

          Theo “Lê triều thông sử” của Lê Quý Đôn thì Nguyễn Như Quế nguyên là tướng của vua Lê Chiêu Tông, người xã Đại Trà, huyện Nghi Dương, nay là thôn Đại Trà, xã Đông Phương. Ông xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo nhưng ham học hỏi, dũng lược hơn người. Lúc thanh niên, tham gia thi võ, trúng cử ra làm quan cho nhà Lê”, Sau khi Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc, Nguyễn Như Quế đã cùng với Vũ Hộ, Mạc Quyết (em Mạc Đăng Dung) đã dốc lòng phò tá vương triều mới.

          Ngoài Nguyễn Như Quế và Vũ Hộ nêu trên, còn phải kể đến hai em ruột của Mạc Đăng Dung là Mạc Đốc và Mạc Quyết. Dưới thời Lê Cung Hoàng, Mạc Đốc được phong tước Trào Quận Công; Lúc Mạc Đăng Dung lên ngôi truy phong là Từ vương. Mạc Quyết có tài cầm quân, xông pha chiến trận nhiều, lập công lớn. Dưới triều Lê Chiêu Tông được phong thăng từ tước Hầu lên tước Quận công, chỉ huy quân cấm vệ. Lúc Mạc Đăng Dung lên ngôi được phong chức Tín vương. Con trai cả Mạc Đăng Dung là Mạc Đăng Doanh có tài kiêm văn võ, dưới thời Lê Chiêu Tông đã được phong chức Dục mỹ Hầu, làm quan trong nội điện. Đồng quê với Mạc Đăng Dung còn có anh em Văn đẩu Hầu Nguyễn Chuyên Mỹ – một gia đình gia vọng tộc mà ba cha con đều đỗ tiến sĩ, hai anh em đều đỗ đồng khoa, nức tiếng đương thời; Trạng nguyên Trần Tất Văn có tài ngoại giao. Những người này đều hết lòng giúp đỡ nhà Mạc.

          Theo “Lê triều thông sử” của Lê Quý Đôn thì Nguyễn Như Quế nguyên là tướng của vua Lê Chiêu Tông, người xã Đại Trà, huyện Nghi Dương, nay là thôn Đại Trà, xã Đông Phương. Ông xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo nhưng ham học hỏi, dũng lược hơn người. Lúc thanh niên, tham gia thi võ, trúng cử ra làm quan cho nhà Lê”, Sau khi Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc, Nguyễn Như Quế đã cùng với Vũ Hộ, Mạc Quyết (em Mạc Đăng Dung) đã dốc lòng phò tá vương triều mới.

          Ngoài Nguyễn Như Quế và Vũ Hộ nêu trên, còn phải kể đến hai em ruột của Mạc Đăng Dung là Mạc Đốc và Mạc Quyết. Dưới thời Lê Cung Hoàng, Mạc Đốc được phong tước Trào Quận Công; Lúc Mạc Đăng Dung lên ngôi truy phong là Từ vương. Mạc Quyết có tài cầm quân, xông pha chiến trận nhiều, lập công lớn. Dưới triều Lê Chiêu Tông được phong thăng từ tước Hầu lên tước Quận công, chỉ huy quân cấm vệ. Lúc Mạc Đăng Dung lên ngôi được phong chức Tín vương. Con trai cả Mạc Đăng Dung là Mạc Đăng Doanh có tài kiêm văn võ, dưới thời Lê Chiêu Tông đã được phong chức Dục mỹ Hầu, làm quan trong nội điện. Đồng quê với Mạc Đăng Dung còn có anh em Văn đẩu Hầu Nguyễn Chuyên Mỹ – một gia đình gia vọng tộc mà ba cha con đều đỗ tiến sĩ, hai anh em đều đỗ đồng khoa, nức tiếng đương thời; Trạng nguyên Trần Tất Văn có tài ngoại giao. Những người này đều hết lòng giúp đỡ nhà Mạc.

           Như vậy, để đánh đổ triều Lê, lập ra triều đại mới, Mạc Đăng Dung đã tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của các văn thần, võ tướng cũ, nhất là những nhân tài cùng quê.Như vậy, để đánh đổ triều Lê, lập ra triều đại mới, Mạc Đăng Dung đã tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của các văn thần, võ tướng cũ, nhất là những nhân tài cùng quê.

            Chính sử cho biết, cuối đời Chiêu Tông, Nguyễn Như Quế đã được phong tước Dương Xuyên hầu. Ông là một trong tám đại thần suy tôn hoàng đệ Xuân (em vua Lê Chiêu Tông) lên thay Chiêu Tông. Sau đó ông và Mỹ quận công Lê Chu rước hoàng đệ Xuân về Hồng Thi, Hải Dương lập hành điện, huy động quân dân đắp lũy Cẩm Giàng để phòng thủ. Lúc này Chiêu Tông từ Mộng Sơn kéo quân tiến đánh phe Mạc Đăng Dung ở Hải Dương từ bốn phía nhưng đều bị thua. Trịnh Tuy đưa Lê Chiêu Tông về Thanh Hóa tập hợp được lực lượng khá lớn để chống lại phe Mạc. Mùa xuân, năm 1523, Nguyễn Như Quế, Vũ Hộ cùng em trai Mạc Đăng Dung là Mạc Quyết được cử đi đánh Trịnh Tuy. Trận này Trịnh Tuy thua to; phải chạy về đầu nguồn mạn ngược  xứ Thanh. Năm 1541, sau khi Mạc Đăng Doanh và Mạc Đăng Dung mất, Mạc Phúc Hải lên nối ngôi, Nguyễn Như Quế đang giữ chức Thái úy, tước Trung quốc công, được cử làm Phụ chính đại thần thứ nhất. Sau đến vua Mạc Phúc Nguyên, Nguyễn Như Quế vẫn tiếp tục làm đại thần phụ chính. Như vậy, Nguyễn Như Quế là một công thần, có công lớn trong việc phụng sự 4 đời vua Mạc.Chính sử cho biết, cuối đời Chiêu Tông, Nguyễn Như Quế đã được phong tước Dương Xuyên hầu. Ông là một trong tám đại thần suy tôn hoàng đệ Xuân (em vua Lê Chiêu Tông) lên thay Chiêu Tông. Sau đó ông và Mỹ quận công Lê Chu rước hoàng đệ Xuân về Hồng Thi, Hải Dương lập hành điện, huy động quân dân đắp lũy Cẩm Giàng để phòng thủ. Lúc này Chiêu Tông từ Mộng Sơn kéo quân tiến đánh phe Mạc Đăng Dung ở Hải Dương từ bốn phía nhưng đều bị thua. Trịnh Tuy đưa Lê Chiêu Tông về Thanh Hóa tập hợp được lực lượng khá lớn để chống lại phe Mạc. Mùa xuân, năm 1523, Nguyễn Như Quế, Vũ Hộ cùng em trai Mạc Đăng Dung là Mạc Quyết được cử đi đánh Trịnh Tuy. Trận này Trịnh Tuy thua to; phải chạy về đầu nguồn mạn ngược  xứ Thanh. Năm 1541, sau khi Mạc Đăng Doanh và Mạc Đăng Dung mất, Mạc Phúc Hải lên nối ngôi, Nguyễn Như Quế đang giữ chức Thái úy, tước Trung quốc công, được cử làm Phụ chính đại thần thứ nhất. Sau đến vua Mạc Phúc Nguyên, Nguyễn Như Quế vẫn tiếp tục làm đại thần phụ chính. Như vậy, Nguyễn Như Quế là một công thần, có công lớn trong việc phụng sự 4 đời vua Mạc.

          Như vậy Nguyễn Như Quế đã liên tiếp phục vụ bốn triều vua Mạc và được thăng đến cực phẩm triều đình.

          Theo Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn thì “Nguyễn Như Quế là tướng của vua Lê Chiêu Tông, vì thờ Đăng Dung lên đổi sang họ Mạc”, do đó có chỗ sử chép là Mạc Như Quế.

Dưới triều Lê Chiêu Tông (năm 1516-1522) Nguyễn Như Quế đã làm quan to và đã cùng các quan đồng liêu quê ở huyện Nghi Dương giúp Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc. Ông được coi là một trong những đại thần khai quốc nhà Mạc và tài đứng đầu hàng võ quan. Ở quê ông vẫn lưu truyền câu:

          Phạm Gia Mô anh hùng cái thế

          Nguyễn Như Quế dũng quán tam quân.

          Nghĩa là:

          Phạm Gia Mô anh hùng hơn đời

          Nguyễn Như Quế dũng mãnh nhất ba quân.

 

          Chính sử không ghi chép nhiều về ông nhưng qua một số sự kiện như: năm Thống Nguyên thứ 2 (1523) Mạc Đăng Dung sai Nguyễn Như Quế cùng đi với em trai mình là Mạc Quyết đi đánh tập đoàn Trịnh Tuy (phò Lê) ở Thanh Hóa; năm Đại Chính thứ 11 (1540) Nguyễn Như Quế được đứng đầu danh sách các quan theo Mạc Đăng Dung lên ải Nam quan bàn việc hòa hoãn với nhà Minh. Dưới triều vua Mạc Phúc Hải, Nguyễn Như Quế với chức tước Thái úy Trung quốc Công được ủy nhiệm dẫn đầu đoàn phái bộ dâng kim sách đặt thụy hiệu cho Mạc Đăng Dung là Nhân Minh Cao Hoàng đế, miếu hiệu là Thái Tổ.

          Nhiều tài liệu ghi Nguyễn Như Quế hết lòng phò tá vương triều Mạc, con cháu nhiều người làm quan to nhà Mạc. Cháu nội ông là Nguyễn Phúc Thần được phong tới tước Đông Vũ Hầu (hàng thứ hai trong tước vị quý tộc). Nguyễn Phúc Thần hy sinh ngày 28 tháng 11 năm 1534 khi đi đánh quân Lê- Trịnh ở đèo Ngang.

Sau khi nhà Mạc bị diệt, nhà Lê trung hưng, tập đoàn Lê-Trịnh đã truy nã và trả thù tàn khốc dòng họ Nguyễn Như Quế. Dòng họ Nguyễn Như khéo dấu họ, đổi tên, ẩn náu các nơi nên nay dòng dõi vẫn còn đông đúc

          Theo tộc phả ghi lại, mãi đến thời Nguyễn, khi vua Gia Long lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, con cháu Nguyễn Như Quế mới dần quay trở lại quê gốc ở Đại Trà và lập lên ngôi từ đường để tôn thờ Nguyễn Như Quế là thủy tổ của dòng họ. Đến thời vua Nguyễn Tự Đức, Nguyễn Như Quế được ban sắc phong là “ Bậc khai quốc công thần”.

Cụ thủ từ từ đường Nguyễn Như Quế giới thiệu sắc phong của vua Tự Đức nhà Nguyễn.

          Hiện nay Từ đường Nguyễn Như Quế đang được bảo tồn tại thôn Đại Trà, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy. Đây là ngôi từ đường (còn gọi là Nguyễn Lăng) do bà con trong dòng họ Nguyễn xây dựng lên để tôn thờ thủy tổ của dòng họ là Nguyễn Như Quế, vị công thần triều Mạc. Do vậy, di tích còn có tên gọi là từ đường Nguyễn Như Quế.

          Từ đường Nguyễn Như Quế hiện tại là một công trình kiến trúc cổ truyền gồm 5 gian bái đường và 3 gian hậu cung, có bố cục kiến trúc kiểu chữ đinh. Bộ khung làm bằng gỗ lim thể hiện nhiều trang trí điêu khắc đẹp và còn rất chắc chắn. Mái lợp ngói mũi hài. Trong di tích còn bảo lưu được các đồ thờ, 5 đạo sắc phong, 3 bia đá thời Nguyễn rất có giá trị.

          Với những giá trị về lịch sử – văn hóa, năm 2004, từ đường Nguyễn Như Quế đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

 

Admin

Thong ke