ĐÌNH, CHÙA NHÂN MỤC, XÃ NHÂN HÒA, HUYỆN VĨNH BẢO

27 02 2023

in trang

Đình Nhân Mục là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của huyện Vĩnh Bảo. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, lưu giữ những tài sản văn hóa qúy báu của địa phương. Qua cổng làng khoảng 500 mét, chúng ta có thể nhìn thấy ngôi đình to lớn, đồ sộ với đầu đao cong vút mềm mại. Căn cứ vào tấm bia trước cửa, Đình Nhân Mục cổ được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 15 (Giáp Tuất 1694).

“Thôn Nhân Mục xã Nhân Hỏa cách trung tâm Thị trấn Vĩnh Bảo gần 1km, là một trong những làng cổ có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Nơi đây đã từng là bản doanh và hành cung của Hiển Công Quý Minh Đại Vương, tướng của vua Hùng Duệ Vương. Trải qua bao thế kỷ, nhân dân Nhân Mục còn gìn giữ dấu tích văn hóa của nhiều thời đại lịch sử kế tiếp nhau và bảo tồn gần như nguyên vẹn những công trình văn hóa của quê hương. Trong đó có đình Nhân Mục, nơi thờ Đức Thành Hoàng Hiển Công - Quý Minh Đại Vương.

 Đình Nhân Mục là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của huyện Vĩnh Bảo. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, lưu giữ những tài sản văn hóa qúy báu của địa phương. Qua cổng làng khoảng 500 mét, chúng ta có thể nhìn thấy ngôi đình to lớn, đồ sộ với đầu đao cong vút mềm mại. Căn cứ vào tấm bia trước cửa, Đình Nhân Mục cổ được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 15 (Giáp Tuất 1694).

Ngôi đình hiện tại, niên đại Nguyễn đời vua Bảo Đại. Đình thờ Hiển Công Quý Minh Đại Vương, danh tướng của vua Hùng Duệ Vương. Theo thần phả còn lưu giữ tại đình, Hiền Công anh em sinh đôi với Tuấn Công (sau là Tản Viên Sơ Thánh) và là anh họ của Sinh Công (Cao Sơn), quê ở huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, Châu Ái (tức Thanh Hóa ngày nay). Khi bố mẹ ba ông đều mất. Nữ tướng núi Tản nhận ba anh em làm con nuôi. Thấy các con nuôi hiểu nghĩa. Ma Thị bèn lập chúc thư giao lại núi rừng, ruộng vườn cho người anh cả là Tuần Công. Tản Viên Sơn Thánh do tài cao, chỉ lớn lấy được còn gái út vua Hùng Duệ Vương. Nhà vua cũng trọng dụng cả Hiển Công và Sinh Công. Một lần Hiển Công đi chu du qua xã Nhận Mục thấy nơi đây thẳng cảnh đẹp, cư dân đông đúc, ông bèn cho lính và dân làng xây dựng điền trang để ở. Ông dạy dân chăm việc cây trồng, làm điều lợi, bỏ điều hại. Khi vua Thục cắt binh đánh Hùng Duệ Vương, ba anh em Tản Viên Sơn Thánh hợp lực chống lại. Quân Thục thua to, vua Hùng mở tiệc khao thưởng tướng sĩ, Sơn Thánh được phong làm “Nhạc phủ”: Sinh Công được phong là “Cao Sơn Đại Vương"; Quý Minh về xã Nhân Hòa cùng gia thần của ông thuộc ba họ Trần, Nguyễn, Đoàn làm lễ tạ trời đất và ăn mừng. Từ đó Quý Minh Đại Vương ở lại Nhân Mục vui cảnh thanh bình, xây dựng phòng tuyến bảo vệ vùng ven biển. Sau khi ông hóa dân làng lập Miếu, xây đình phụng thờ. Theo thần phả, ngày thánh đản là mùng 7 tháng giêng (Âm lịch), ngày thánh hóa 12/11 (âm lịch).

         

Đình Nhân Mục là một công trình khá hoàn chỉnh, bố cục đẹp theo lối chữ Công. Mái đình lợp ngói mũi hài, rêu phong cổ kính. Bó nóc đắp thẳng Đầu kìm đắp “hồi long” lớn, mang dáng dấp thủy quái Makara cầu cho mưa thuận gió hòa. Góc mái là đôi nghê châu đối nhau, thân nghê phủ mây cụm đao lửa, hạt tròn tinh tú như một vật linh chuyên chở bầu trời. Hệ thống đao đình Nhân Mục được làm khá cầu kì, uốn lượn gây cảm giác như đang rung rinh trước gió. Đao cong đắp rồng chầu, phượng mớm theo lối tượng tròn quen thuộc. Bộ cửa đình khá chắc chắn, kiểu “Của tùng cung khách” suốt ba gian trung tâm. Cánh cửa gian giữa phía trên trổ hàng chấn song con tiện, đón ánh sáng trời lọt vào góp phần tăng thêm vẻ huyền bí cho cõi linh. Hiên đình rộng, được bó bằng những phiến đá vôi xanh liền khối, mở xuống sân lát gạch chỉ phẳng phiu và rộng rãi.

Tiền đường gồm 5 gian, 6 vì với một hệ thống cột lớn. Chu vi mới mỗi cột lên tới 1.8 mét, là gỗ lim nguyên cây được kê trên tảng đá xanh kiểu tròn trên vuông dưới. Hầu hết trên các cột đình đều được ốp khít bởi những đôi câu đối hình lòng máng với nội dung ca ngợi Đức Thánh Hiển Công. Toàn bộ hệ thống đầu dư, bức cốn đều chạm trổ tinh vi. Những bức hoành phi đại tự, cuốn thư sơn son thếp vàng lộng lẫy đã tôn thêm vẻ đẹp uy nghi và cổ kính của ngôi đình.

Đình Nhân Mục không chỉ là một công trình kiến trúc cổ, trung tâm sinh hoạt văn hóa mà còn là nơi mọi người bảy tỏ ước nguyện của mình. Tại đây bài trí những sập thờ, ý ngai, những bức y môn, cửa võng, bát biểu, chấp kích, kiệu... tổng số là 193 di vật. Có nhiều bộ sưu tập khá độc đáo như đài quả, nậm rượu, lư hương, đĩa, bát... Tất cả đều nguyên vẹn, lộng lẫy là thường Nổi bật lên là một số cổ vật quý hiếm như cỗ kiệu bát cổng, kiệu hoa, nghê gốm (thế kỷ XVII); sập gỗ (thế kỷ XIX), tượng Quan văn, Quan Võ (thế kỷ XIX), rồi tượng phượng rùa, tượng ngựa chiến, cây đèn, đỉnh đồng. Đặc biệt với ý thức giữ gìn, tại đình còn lưu giữ được 27 sắc phong thuộc các triều đại, sắc xa nhất cách nay gần 400 năm thuộc vào thời Lê Thần Tông. Tấm bia đá trước liên với dòng lục khoản ghi rõ năm xây dựng ngôi đình Mục cổ (1694), không chỉ tô đẹp cho đình mà còn góp phần tìm hiểu lịch sử con người của một vùng quê văn hiến.

    

Là một công trình kiến trúc tiêu biểu nằm giữa vùng quê giàu truyền thống văn hóa, hội làng hàng năm, đình như một trung tâm thu hút khách không chỉ trong làng xã mà của cả vùng này. Suốt trong 3 ngày từ mùng 10 tháng 3 đến hết 12 tháng 3 (âm lịch), dân làng mở hội với những nghi thức tưởng niệm thiêng liêng. Các đám rước, cảnh diễn xung cầu trong thánh Hoàng phù trợ cho cả làng được tổ chức trang trọng. Trên sân đình ra các trò chơi múa rồng, múa lân, chân chất có truyền. Đặc biệt là hội thi làm con giống của các dòng họ, các cha đình thể hiện bàn tay tài hoa khéo léo của người dân nơi đây, được người xem say mê thích thú. Từ vỏ dừa, sơ mướp, hoa quả trong vườn, qua "bàn tay vàng" của các nghệ nhân đã trở thành các con giống, mâm ngũ quả, những rồng, phượng, chim muông nhiều màu sắc, nhiều hình dáng cầu kì, tinh xảo, dựng lại những huyền thoại dân gian của làng. Những bàn tay tài hoa ấy còn tạo nên cả ngôi cổ tự chỉ bằng những dóng mía xếp, quả cà, qua ớt. Trên ao đình là các tiết mục phường múa rối nước, môn nghệ thuật dân gian lâu đời của Nhân Mục, một loại hình sân khấu rối kết hợp giữa thiên nhiên và lửa pháo tạo thêm không khí vui tươi ngày hội. Ngoài ra còn các trò; bịt mắt bắt dê, đi cầu thùm, hát đúm, chọi gà, cơ tướng... buổi tối còn có các trò: tổ tôm điếm, tam cúc điếm, hát chèo... Vào những ngày này, không chỉ ngoài đình mà trong từng ngõ xóm, từng nhà dân, đâu đâu cũng thấy không khí vui vẻ của hội làng, là dịp các gia đình sum họp. Với phong tục từ xưa, những người con xã quê, việc về dâng hương đình Mục mỗi dịp lễ Tết đã trở thành nét đẹp riêng cách người dân nơi đây, trong lòng mỗi người lại thêm trân trọng, biết ơn tổ tiên cùng nhắc nhau thêm trách nhiệm với quê nhà.

Cách đình không xa là chùa Nhân Mục, tên cổ là Tùng Lâm Tự. Diện tích khoảng trên 8 sáo Bắc Bộ, cảnh vật tĩnh mịch, khuôn viên gọn gàng. Chùa bố cục theo kiểu chữ Đinh quen thuộc, gồm 5 gian tiên đường và 3 gian hậu cung, làm theo kiểu giá chiêng. Số lượng tượng pháp trong chùa không nhiều, nhưng phong cách nghệ thuật tạc tượng lại mang tính dân gian. Tất cả gồm các bộ tượng Di Đà tam tôn. A Di Đà. Quan Thế Âm, Đại Thế Chi, Thích Ca Niệm hoa, Đức Thế Tôn, A Nan Đà, Ca Diếp, Quan Âm Tống Tử Ngọc Hoàng, Thánh Tăng, Nam Tào, Bắc Đẩu. Thích Ca Sơ Sinh, Hộ Pháp. Dấu vết xưa nhất là đôi sấu đá đặt trước hiên tòa tiền đường. Sấu được làm từ phiến đá liền khối, dài 95 cm, cao 30cm, lưng phủ một số đao mác nổi hình mũi mác lớn. Đặc biệt dưới cằm có những râu hình đao mác, bện xoắn thừng giống các con vật ở các chùa Trà Phương Nhân Trại Hoa Liễu, Kiến Thụy), Đông Linh (Tiên Lãng)

            

Trước tiền đường còn cây trúc đài bằng đá, dòng lạc khoản khắc ghi năm tháng khởi dựng chùa - năm Chính Hòa thứ 10 (1690). Nhưng dựa vào các dòng chữ Hán lưu lại trên kiến trúc của Chùa thì ngôi chùa hiện tại được trùng tu vào năm Nhâm Tuất (1877) do công sức của nhân dân địa phương và lòng hảo tâm của thiện nam tin nữ bốn phương.

 Bên cạnh tòa Phật điện, chùa còn nhà thờ tổ, nhà khách, mộ tháp tất cả được nhân dân địa phương bảo quản, gìn giữ và tu bổ thường xuyên.

 Chùa Nhân Mục là một trong số những ngôi chùa làng có quy mô lớn, chắc chắn và có cảnh quan đẹp của huyện Vĩnh Bảo. Chùa và Đình kết hợp với nhau thành một tổng thể công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, tôn giáo tín ngưỡng truyền thống của một làng quê văn hiến đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1994.

 

 

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke