Đình Cả - Làng Đông Ninh - xã Tiên Minh huyện Tiên Lãng – thành phố Hải Phòng

21 03 2024

in trang

Làng Đông Ninh là một trong những làng cổ được khai lập từ lâu đời nay vẫn tồn tại cách ngày nay trên 2000 năm (lịch sử Đảng bộ xã Tiên Minh, tr 11,12,13,14). Trong cuốn sách Thành Hoàng làng Thành phố Hải Phòng (trang 284, 285) có ghi “ Thành hoàng làng Đông Ninh , xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng là Lý Thỏa Kỳ. Ngài tinh thông võ nghệ, được nhà vua giao cho trấn giữ phía đông khu vực Tân Miêng, nay là xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, ngài được vua phong là “ Điện tiền đô sứ Đại tướng quân” có công đánh tan quân Xiêm xâm lược. Sau chiến thắng ngại lại giúp dân khai khẩn đất hoang, phát triển nghề phụ, đan lát các đồ đánh bắt thủy sản. Ngài hóa vào ngày 8/11 âm lịch. Sau khi mất, nhà Lê ( Tiền Lê) phong tước “ Thỏa Kỳ bản bộ linh ứng đại vương, Tước Linh Quang hộ quôc hiển hữu trọ thăng đại vương tôn thần”. Nhà vua còn cho dân lập đền thờ tại nơi mất này là thôn Đông Ninh, xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng. Đình to đẹp nhất khu vực thời đó là Đình Cả.

 

     Làng Đông Ninh xưa gồm 5 cóm: xóm Chùa, xóm Bơ, xóm Chợ, xóm Tình Xuyên, xóm Mẹm. Qua thời gian phân bổ, quy hoạch xây dựng các làng văn hóa ở khu dân cư và làng Đông Ninh 1 và Đông Ninh 2. Qua thời gian tồn tại của các dòng họ sinh sống trong cộng đồng  làng xã. 

     Đình Cả - làng Đông Ninh xưa được xây trên nền đất cổ ( Chợ Vượn) . Chợ Vượn từng nhiều thế kỷ là chợ Phiên nổi tiếng của huyện Tiên Lãng. Tương truyền rằng Đình Cả làng Đông Ninh được xây dựngXVIII để thờ tự Đại Tướng Quân Lý Thỏa Kỳ 

     Dưới Triều Nguyễn, Đình Cả làng Đông Ninh đã được các vua ban nhiều sắc phong và thần phả mà ngày nay còn lưu giữ như vật báu của Làng.

     Năm 1946 Đình còn là nơi bầu cử Quốc Hội Khóa I của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Thời kỳ Pháp Đình là nơi xây dựng các tổ chức đoàn thể,du kích bộ đội để chống các trận càn của giặc Pháp năm 1950 Đình bị phá bỏ, toàn dân tiêu thổ kháng chiến.

     Là một làng có nhiều người tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Từ những ngày tiền khởi nghĩa tại Đình Cả, làng Đông Ninh đã diễn ra nhiều cuộc diễn thuyết, ca hát tuyên truyền cách mạng của Việt Minh, được đông đảo nhân dân trong làng và quanh vùng tới dự đông thời tuyên truyền vận động được một số thanh niên vào tổ lòng cốt của cách mạng.

      Đình Cả đã giúp đỡ, nhường nhà cho nhiều cơ quan của huyện Tiên Lãng, liên tỉnh Hải, Kiến và nhân đân cùng cơ quan các huyện An Lão, Kiến Thuỵ sơ tán trong những năm Tiên Lãng chưa bị địch chiếm đóng.

     Hòa bình lập lại ,nơi đây trở thành hành chính thương mại của xã. Trong kháng chiến chiến chống Mỹ , Đình Cả còn là trụ sở UBND xã. Sơ tán về trường Sư phạm, trường học , nhà máy cơ khí.

     Trải qua thời gian tồn tại của các dòng họ tộc sinh sống trong cộng đồng làng xã, Nhân dân nơi đây đã xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, nơi giáo dục truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đình được thờ Điện Tiền Đô chỉ huy sứ Đại tướng quân Lý Thỏa Kỳ bản bộ linh ứng Đại Vương. Cho đến ngày hôm nay, ngôi Đình đã đi vào ký ức sâu sắc và là niềm tự hào của dân làng. Trải qua thời gian thăng trầm của lịch sử hình thành ngôi Đình làng phải chịu sự tàn phá của 2 cuộc chiến tranh, và thiên tai, bão gió Đình Cả làng Đông Ninh được dân làng góp của, góp công xây dựng lại năm 2000 theo kiểu nhà cổ 3 gian, một gian hậu cung trên nền Đình cũ với diện tích khoảng 4 sào Bắc bộ. Mái đình lợp ngói ta, nóc đình lưỡng long chầu nguyệt, đao tầu réo góc. Tường xây bằng gạch bát tràng, bậc hiên bằng đá phiến. Trong đình có nhiều bia ký bằng đá, hoành phi, câu đối, linh sa hiệu long sơn son thiếp vàng và các đồ thờ có giá trị... Sân Đình có bồn hoa, cây cảnh và các cây cổ thụ tạo bóng mát sân Đình. 

      Đình Cả, làng Đông Ninh - xã Tiên Minh thờ Điện Tiền Đô chỉ huy sứ Đại tướng quân Lý Thỏa Kỳ Bản bộ linh ứng Đại vương, húy là Thỏa thời tiền Lê (840-1009.  Lý Thỏa Kỳ là một vị tướng tài giỏi, đức độ có uy tín trong triều. Ông đã lĩnh mệnh , cắt cử tướng sĩ , chiêu mộ quân sĩ , xây dựng thế trận, đồn lũy khắp các ngả đường bộ và đường ven biển để đối phó với giặc Chiêm Tống. Nhờ 3 vị âm thầm ( 3 bà nữ tướng linh ứng báo mộng mà đánh tan giặc Chiêm Tống, Sau khi dẹp yên quân giặc Lý Thỏa Kỳ tâu với vua rằng: “Kẻ hạ thần đánh đuổi được giặc cũng là nhờ ba vị thần linh ứng trợ mà nên. Vua ra chiếu phong tước cho các vị trong đó” (Gia phong). Công lao của các vị được lưu truyền từ đời này qua đời khác

      Một vị tước phong: Trung thần chính thục hiển linh công chúa 

      Một vị tước phong Ả Chiêu Phương viên hiển linh công chúa

      Một vị tước phong Đoan Dung Thục Diệu hiển linh công chúa

  Ba vị công chúa Huy Thân Chinh Thục, Ả Láng Phương Viên và Đoan Dung Thục Diệu là tướng của triều Trưng Nữ Vương, có công đánh giặc Đông Hán giúp nước, đến triều Lê Đại Hành âm phù giúp vua đánh giặc tống thắng lợi 

        Lại tặng phong Mỹ Tự Trung cho ba vị trên là: Diệu Quang, Thê Tinh, Thuận Hòa, Chinh Thục phu nhân tôn thần. Ban sắc chỉ cho trang Đông Ninh sửa sang miếu điện, thờ cúng trong cả nước, đời đời tế lế dân trang đã lập miếu phụng thờ để ghi nhớ công lao của các vị với đôi câu đối lưu truyền đến nay ca ngợi công đức của các ngài “Vạn cổ lưu danh thùy bất hủ. Thiên thu hương hỏa vĩnh lưu phương”. “ Đức cả an dân lưu vạn cổ. Công lao giữ nước vẹn ngàn thu.” Lý Thỏa Kỳ Bản Lộ Đại Vương là danh tướng thời vua Lê Đại Hành có công đánh giặc Tống giúp đất nước và nhân dân. Với công lao của các vị thần, trải qua các tiết được vua ban sắc phong cho phép nhân dân Đông Ninh thờ phụng hương khói lâu dài. Công lao của các vị được lưu truyền từ đời này qua đời khác bằng các thần tích, sắc phong, bia đá, truyền ngôn như đôi câu đối đã khẳng định.

     Hàng năm làng mở hội cúng tế kỵ nhật Ngài vào ngày mùng 7,8,9 tháng 11 hàng năm

     Lễ vật cúng thành hoàng: hương đăng hoa quả, lợn đen chín cả con, trầu rượu, thịt và sản vật địa phương.

     Trò chơi ngày hội: đánh vật, đánh đu, cờ tướng , đua thuyền, bịt mắt bắt dê, pháo đất ( còn gọi là đánh đườn) hát chèo, tuồng…

Admin

Thong ke