Đình An Ngoại, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên

04 01 2024

in trang

Nằm cạnh trục đường liên xã Đình Làng An Ngoại thuộc xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố năm 2019.


DI TÍCH ĐÌNH AN NINH NGOẠI, XÃ AN SƠN, HUYỆN THỦY NGUYÊN

Nằm cạnh trục đường liên xã Đình Làng An Ngoại thuộc xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố năm 2019.

Đình An Ninh: được hình thành từ rất sớm có niên đại tương đương với đình Kiền Bái (1681), trải qua các thời kỳ đều được trùng tu, tôn tạo và còn lưu giữ nhiều giá trị di vật, cổ vật có giá trị. Theo ghi chép để lại, lý trưởng xã An Ninh Ngoại Phạm Trương Kỳ (năm 1918) “Kiến An tỉnh, Thủy Nguyên huyện, Phù Lưu tổng, An Ninh Ngoại xã phục sự thần hiệu tam vị, Sắc văn vu đạo phục sau vu tả…” (bản chữ Hán) nghĩa là xã An Ninh Ngoại, tổng Phù Lưu, huyện Thủy Nguyên, tỉnh Kiến An thờ 3 vị thần có sắc phong vâng lệnh mà sao lại. Như vậy Đình An Ngoại thờ 03 vị thành hoàng gồm:

          Vị thứ nhất: Bản Cảnh Thành Hồng Tế Cư Sĩ tôn thần tức là ngài Vũ Hồng.

          Theo thần phả Thanh Lãng (xã Quảng Thanh): Vũ Hồng và Vũ Thị Lê Hoa là hai anh em sinh đôi trong một gia đình nghèo, có nề nếp ở làng Ráng (nay là thôn Thanh Lãng, xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên). Thuở nhỏ, hai anh em chịu khó học hành, thạo cung tên, giỏi võ nghệ.

          Vào thời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân vào xâm lược nước ta. Nhà vua sai sứ đi tìm người tài giỏi cứu nước, hai anh em bàn nhau xin phép bố mẹ đi thi và đều được tuyển mộ.

          Nhà vua phong Vũ Hồng làm Chinh khấu đại tướng quân, Vũ Thị Lê Hoa là Tiền bộ tiên phong, sai đóng quân ở vùng Kinh Môn, chỉ huy 36 đồn quanh vùng đề phòng giặc từ biển vào đất liền.

          Trong trận đánh không cân sức, hai anh em Chinh Khấu đại tướng quân đã hy sinh anh dũng. Dân làng thương tiếc lập miếu thờ. Nhiều triều đại sau này đều phong tặng thần hiệu và Mỹ tự. Theo thần phả, không chỉ ở thôn Thanh Lãng, xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên mà 36 thôn của huyện Kinh Môn (Hải Dương) cũng có miếu thờ anh em Vũ Hồng và Vũ Thị Lê Hoa.

          Hồng Tế Cư sĩ là Dương Thần có các sắc phong thời kỳ Tự Đức 6 (1853), Tự Đức 33 (1880), Đồng Khánh 2 (1887), Duy Tân 3 (1909), sau này có thêm sắc phong Khải Đinh 9 (1924).

          Vị thứ 2: Ưu Bà Di Tôn thần, đến nay về tiểu sử, công trạng không thể tra cứu được nhưng với tên gọi như vậy có thể khẳng định thành hoàng là nữ phật tử (tín nữ) tu tại gia có nhiều công trạng nên được lập là thành hoàng. Cũng theo bản khai thi Ưu Bà Di Tôn thần là âm thần và không có sắc phong.

          Vĩ thứ 3: Ưu Bà Tát Tôn thần, về tiểu sử, công trạng không thể tra cứu được nhưng với tên gọi như vậy có thể khẳng định thành hoàng là nam phật tử tu tại gia (thiện nam) có nhiều công trạng nên được lập là thành hoàng. Cũng theo bản khai thi Ưu Bà Tát Tôn thần là âm thần và không có sắc phong.

          Ngoài ra theo lịch sử Đảng bộ xã An Sơn, NXB Hải Phòng (2007), đình An Ngoại cũng thờ thần Côi Kỳ (tên húy là Hoàng, đời vua Hùng Vương thứ 18).

          * Quá trình xây dựng và phục hồi đình An Ngoại.

          Qua nhưng bia ký còn lưu lại rằng: Trong thời kỳ Lê Trung Hưng, Đình An Ngoại đã được xây dựng. Trải qua nhiều giai đoạn đã được trùng tu tôn tạo như:

          - Trùng tu các nằm Bảo Thái 7 (1726), Vĩnh Khang 3 (1721), Gia Long 5 (1806), Tự Đức 33 (1880), Thành Thái Quý Tỵ (1893). Đình xưa được làm theo chữ Đinh truyền thống gồm 5 gian tiền tế, 03 gian hậu cung có hệ thống ván sàn.

          - Giai đoạn 2003 – 2006 Đình được Nhân dân địa phương khôi phục lại theo bình đồ kiến trúc chữ Đinh gồm 02 gian hậu cung, 03 gian tiền đường, hệ thống cửa gỗ theo kiểu thượng song hạ bản,

          Ngoài giá trị về lịch sử văn hóa, Đình An Ngoại còn là địa điểm có ý nghĩa giá trị cách mạng. Năm 1949 tại Đình An Ngoại, thực dân Pháp đã tra tấn, sát hại 14 người, trong đó có đồng chí Bùi Ngọc Liễn, Bí thư Chi bộ.

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke