DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA MIẾU ĐÔN NGHĨA VÀ LĂNG TỬ DƯƠNG HẦU PHẠM TỬ NGHI, PHƯỜNG VĨNH NIỆM – QUẬN LÊ CHÂN

10 02 2023

in trang

Miếu Đôn Nghĩa là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ kính do dân làng Đôn Nghĩa xây dựng để tôn thờ dũng tướng nổi danh thời nhà Mạc (1527 - 1592) - Phạm Tử Nghi. Ông là nhân vật kiệt xuất ở thế kỷ 16 và là người có nhiều công lao đối với quê hướng đất nước. 

I. TÊN GỌI DI TÍCH:

Đôn Nghĩa vốn là tên của một xã (làng) thuộc tổng An Dương, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là thôn Đôn Nghĩa, xã Vĩnh Niệm, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng)

Theo "Danh sách số lượng và sự thay đổi của các tổng, xã, thôn của huyện An Dương dưới triều Nguyễn (1802 - 1945) thì tổng An Dương có 8 xã là An Dương, Đôn Nghĩa, Vĩnh Niệm, Tê Chử, Hoàng Nai, Hoàng Mai, Niệm Nghĩa, Trang Quán. 

Nội dung bản "Ngọc phả phúc thần Nam Hải đại vương" do dân làng Đôn Nghĩa sao chép lại vào năm Tự Đức thứ 22 (1869) và các sách: "Đại nam nhất thống chí", "Đồng khánh địa dư chí lược", "Hải Dương toàn hạt dư địa chí" cho biết: Vùng đất này trước đây chỉ có một xã tên gọi là Vĩnh Niệm, thuộc tổng An Dương, huyện An Dương. Xã Vĩnh Niệm cũ, phía Bắc giáp xã Dư Hàng Kênh và An Dương; phía Nam và Đông giáp sông Lạch Tray, phía Tây giáp xã An Dương. Sau xã này được tách làm 3 độc lập gồm: Đôn Nghĩa, Niệm Nghĩa và Nghĩa Xá. Hiện nay, Nghĩa Xá là một phần đất đại của Niệm Nghĩa cũ, đã ra nhập đời sống đô thị, thuộc địa bàn phường Niệm Nghĩa, Quận Lê Chân, còn Đông Nghĩa và phần lớn đất đai Niệm Nghĩa được tái lập thành xã Vĩnh Niệm, huyện An Hải. 

Lăng Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi là một bộ phận hữu cơ của miếu Đôn Nghĩa. Tương truyền là nơi đặt sinh phần của đức thánh Phạm Tử Nghi. Phạm Tử Nghi là danh tướng triều Mạc, quê ở xã Vĩnh Niệm (sau chia làm 3 xã Đôn Nghĩa, Niệm Nghĩa, Nghĩa Xá), thưở nhỏ, nhà nghèo nhưng chí lớn, lại có sức khoẻ lạ thường. Lớn lên, ông đã tập hợp trai tráng chống cướp để bảo vệ dân làng và đắp để ngăn mặn cho cả vùng. Sau làm quan nhà Mạc đến chức Thái uý Tứ Dương Hầu. Khi vua Mạc Phúc Hải mất, triều thần tôn con nhỏ lên thay, ông đề nghị nên tôn Mạc Chính Trung, con thứ của Mạc Đăng Dung, đã qua trận mạc làm vua. Triều đình không nghe, ông đem Chính Trung và một số con cháu vua Mạc chống lại. Triều đình vất vả lắm mới đẩy được cánh quân của ông ra biên giới Việt - Trung. Nhà Minh muốn lợi dụng bọn Mạc Chính Trung, Mạc Văn Minh làm con bài dự trữ. Phạm Tử Nghi đã kiên quyết chống lại, đem quân đánh thẳng vào Trung Quốc, người Trung Quốc không chế ngự được phải dùng quỷ kế, ám hại ông. Tương truyền, khi thuyền chở thủ cấp của ông đi đến đâu thì dịch tễ xảy ra đến đó, vua Minh sợ sai trả lại nước ta. Do đó, những nơi thuyền chở thủ cấp ông đi qua, dân thường lập đền miếu thờ, ở Hải Phòng cũng nhiều làng xã lập đền thờ Phạm Tử Nghi. Theo tài liệu của Hội đồng nghiên cứu lịch sử Hải Phòng: Thôn Nghĩa Xá là đất "cố trạch" của Phạm Tử Nghi, thôn Đôn Nghĩa có lăng mộ của ông. Ước tính ở vùng Duyên Hải Bắc Bộ và biên giới Việt - Trung có 72 di tích thờ Phạm Tử Nghi làm Phúc thần hoặc Thành Hoàng (?) 

Miếu Đôn Nghĩa và lăng Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi là tên gọi quen thuộc của nhân dân trong vùng và thư tịch cổ, còn dân gian thường gọi bằng cái tên trìu mến: Lăng miếu Đôn Nghĩa hoặc Lăng Đôn

II. ĐƯỜNG ĐI ĐẾN VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ DI TÍCH: 

Miếu Đôn Nghĩa và Lăng tứ dương hầu Phạm Tử Nghi, nằm ở phía Nam nội thành Hải Phòng, cách trung tâm thành phố chưa đầy 3km. Du khách có thể về thăm di tích bằng nhiều đường, nhiều ngả, trên các con đường rải nhựa phẳng phiu. Miếu nằm kề bên đường Thiên Lôi, con đường vành đai bao bọc phía Nam đô thị Hải Phòng và đường Thiên Lôi còn lưu giữ nhiều sự tích gắn liền với tiểu sử Thành Hoàng làng Vĩnh Niệm xưa. Cuốn "Lược khảo đường phố Hải Phòng" do Hội đồng lịch sử Hải Phòng xuất bản năm 1993 nhận xét: "Đường Thiên Lôi vốn là một đường cổ nổi tiếng đã được sách Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh

địa dư chí lược và Hải Dương toàn hạt địa dư chí chép và xếp vào mục cổ tích xứ Hải Dương xưa. Nội dung đại lược như sau: "Đường Thiên Lôi (Thiên Lôi Lý) ở địa phận hai xã An Dương và Vĩnh Niệm. Xưa Phạm Tử Nghi người xã Vĩnh Niệm có sức khoẻ từng đắp con đê dài 3 dặm, lại đắp hai đống đất cao 5 thước ở hai đầu trên mặt đê. Sau đó cầm gậy chạy đến chỗ đống đất thét to như tiếng sấm, gạt một nhát thì quét sạch đống đất. Đê nay vẫn còn, hàng năm dân sở tại bồi đắt để ngăn nước mặn"... 

Như vậy, đường Thiên Lôi cũ gồm đường Thiên Lôi và đường Niệm Nghĩa hiện nay. Các bản đồ thời Pháp thuộc về đường Thiên Lôi từ điểm nút đường Nguyễn Hữu Thu tức Sen đến sát đầu Cầu Rào cũ, cách cầu hiện nay vài trăm mét về phía thượng lưu. Như vậy, đường Thiên Lôi xưa vốn là đê ngăn mặn bảo vệ một phần đồng đất, dân cư của ba tổng An Dương, Đông Khê, Trung Hành thuộc huyện An Dương. 

Thời Pháp thuộc, được sửa lại, rải đá để làm đường cho xe vận tải thô sơ không được hoạt động trong nội thành qua lại. Tuy ở gần khu ven nội, nhưng lại ở phần bãi bồi cửa sông Lạch Tray nên đường này thường vắng vẻ, bọn lưu manh thường tụ tập gây tội ác. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, nhà văn Thế Lữ đã viết một tập truyện mang tên "Bên đường Thiên Lôi" khá hấp dẫn. Sau khi tiếp quản, chính quyền thành phố đã nhiều lần sửa chữa, nâng cấp đường này. Trong chiến tranh phá hoại, chính quyền thành phố cho kéo dài đường Miếu Hai Xã nối với đường Thiên Lôi làm đường tránh và dãn mật độ giao thông vận tải ngoại ô phía Nam. 

Ngày trước, đường Thiên Lôi không có công trình gì đáng kể. Cạnh những xóm nhà tranh vách đất thưa thớt nhô lên một vài ngôi nhà ngói cao ráo của nhà giàu trên phố dựng lên làm nơi nghỉ ngơi mà ngày ấy thường gọi là khoa trương là biệt thự. Cơ sở sản xuất chỉ có trại lợn xuất khẩu của nhà tư sản Thy San là lớn. Từ ngày tiếp quản đến nay, một số cơ sở sản xuất đã được xây dựng dọc hai bên đường này như: Nhà máy mì sợi Hải Phòng do Chính phủ nhân dân Cu Ba giúp ta xây dựng và hoạt động mạnh trong chiến tranh phá hoại, xí nghiệp mộc sắt, Công ty điện nước - lắp máy, xí nghiệp thực phẩm xuất khẩu, xí nghiệp gà công nghiệp, khách sạn chuyên gia... 

Về công trình văn hóa trên trục đường này có nhiều đình, miếu thờ Phạm Tử Nghi như: Từ Nghĩa Xá, Lăng Đôn Nghĩa, Đình Niệm Nghĩa. 

Miếu Đôn Nghĩa là một trong những công trình kiến trúc lâu đời, có lịch sử xây dựng và tu sửa hết sức phong phú. Miếu và lăng Đôn trước kia thuộc xã Vĩnh Niệm, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương và là Trung tâm của các công trình tôn thờ, tưởng niệm danh tướng Phạm Tử Nghi (dân gian thường gọi là Đức Thánh Niệm) ở địa phương. Dựa theo nội dung bản thần phả phúc thần miếu Đôn Nghĩa do dân làng sao lại năm Tự Đức thứ 22 (1863) thì Phạm Tử Nghi là người xã Vĩnh Niệm, huý là Thành. Ông sinh vào khoảng đời Hồng Thuận triều Lê (từ 1509 đến 1515) nhưng không rõ năm nào. Tương truyền, ông là người rất khoẻ mạnh, sức địch muôn người, có công lớn với quê hương, đất nước trong việc đắp đê ngăn nước mặn, "đào sông dẫn thuỷ nhập điền"... và khi mất rất linh ứng. Khi ông qua đời dân làng Niệm Nghĩa, Đôn Nghĩa và Nghĩa Xá suy tôn làm Thành Hoàng và xây dựng nhiều đền đài thờ cúng ông rất kính cẩn như: Đình, miếu, từ và lăng mộ. Sau này (có lẽ sau đời vua Tự Đức 1848 - 1883), xã Vĩnh Niệm (tức làng Niệm) chia tách thành 3 xã: Đôn Nghĩa, Niệm Nghĩa, Nghĩa Xá. Tương truyền, làng Niệm Nghĩa được giao phần trông coi đình, làng Đôn Nghĩa chăm sóc phần lăng mộ và miếu, làng Nghĩa Xá chăm sóc từ đường trên đất

"Cố trạch" của Thánh Phụ, thánh Mẫu để lại (tức Từ Nghĩa Xá). Dựa trên các cơ sở di tích tôn thờ Thánh Phạm Tử Nghi này để người xưa phân chia lại đất đai, qui hoạch đơn vị hành chính mới. Phải chăng do điều kiện dân cư ngày càng đông đúc, làng xóm quá tải mà chính quyền cũ quyết định chia tách xã Vĩnh Niệm thành 3 xã độc lập? Nhưng tình nghĩa của những con người vốn của làng không hề thay đổi, họ vẫn cùng nhau "đáp nghĩa đền ơn" Đức Thành Hoàng chung và vì thế cả ba làng mới đều mang chữ "Nghĩa" ở sau (Niệm Nghĩa, Nghĩa Xá và Đôn Nghĩa). 

Miếu Đôn Nghĩa, hiện nay mang phong cách nghệ thuật kiến trúc cổ truyền Việt Nam thế kỷ IXX. Dòng chữ hán khắc chìm trên câu đầu của bộ vì giữa cho biết di tích được trùng tu lớn vào năm Tự Đức thứ 4 (1851).

III. LỊCH SỬ VI THẦN ĐƯỢC THỜ: 

Đức Thánh nguyên người Vĩnh Niệm, tổng An Dương, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Họ ngài là Phạm, tên huý là Thành, tên chữ là Tử Nghi. Đức Thánh sinh vào khoảng đời Hồng Thuận 

Ất triều Lê (tức triều vua Lê Tương Dực từ năm Kỷ Tỵ (1509) đến năm Dâu (1515), không biết rõ năm nào. Lúc nhỏ, ham đọc sách xưa nay, khoẻ mạnh và to lớn hơn người. 

Một hôm, làng giao cho ngài mang 100 quan tiền thuế lên kinh đô nộp. Thuế nộp xong, ngài dạo chơi qua bến cửa Đông thấy một đội quân quây quần hò sức kéo một cây gỗ lim lớn. Ngài tủm tỉm cười và khẽ nói: "Sao mà nhiều người thế, những đồ giá áo túi cơm ấy thì sao làm tròn trách nhiệm nặng nề được ?" Có người nghe thấy, đến mách với quan khâm sai, quan nghe lời nói lấy làm lạ, bèn cho tìm vào tâu với vua để bắt tội. Vua truyền cho, nếu một mình đưa được cây gỗ đó đi chỗ khác, sẽ được trọng thưởng, bằng không sẽ bị đòn. Ngài vâng lệnh đến bờ sông, vác thốc cây gỗ lên vai, đi một mạch tới trước mặt nơi vua ngự, xin phép được ném xuống.

Trời rung đất chuyển. Vua cùng tả hữu hai ban cả kinh và tấm tắc khen ngợi. Triều đình mở tiệc ban thưởng, đồng thời cho dựng đài thi võ để các quan tướng cùng Ngài thử tài cao thấp. Cuộc thi diễn ra khác sôi nổi, hào hứng và phần thắng vẫn thuộc về chàng trai Vĩnh Niệm. Vua định lấy một chức võ quan nào đó phong cho Tử Nghi. Có người dèm với mức vua rằng: "Người này tuy có sức khoẻ mạnh hơn người nhưng đã không ra ứng thi kỳ thi nào, lại nói hỗn láo trước mặt quan quân, nên bắt cái tội khi ấy mà xử đi. Vua không nghe lời sàm tấu, mà lại phán truyền: "Hiện nay ở ngoài cánh đồng Hội Đồng Nhân có ba con ác thú (những con voi độc hung hãn), nhà ngươi có trị được không ? Ngài cúi lạy và tâu rằng: "Thần là người tầm thường xứ miền bể, chưa một lần đọ sức với tượng lâm, xin cho về nhà luyện tập trong ba tháng, sau đó mới dám xin vâng mệnh ?" Đức vua chuẩn y lời tấu.

Ngài trở về làng quê Vĩnh Niệm, đắp một con đường dài, hai bên lại đắp những ụ đất, hễ khi tập võ lại lấy gậy đập xuống, ụ đất tan tành. Người bây giờ gọi Ngài là ông tướng Thiên Lôi hóa xuống, vì thế con đường đó gọi là đường Thiên Lôi. Hết hạn ba tháng, Ngài đến cửa khuyết đợi mệnh. Sau khi theo nhà vua đi chọn gậy làm binh khí ở bãi cửa Đông, rồi một mình nhằm hướng Hội Đồng Nhân tiến tới. Một trận quyết chiến diễn ra, tưởng như: "Trời sa, đất thụt, sông cạn, núi tan" và ngày tận số đã đến với ba con voi dữ.

Nhà vua được tận mắt chứng kiến cuộc huyết đấu, cả mừng nói: "Thực là Nhân Quý mới sống lại, Điển Vi lại ra đời. Đó là trời giúp cho quả nhân, cho nước nhà một tay rường, cột vậy". Nhà vua xuống chiếu cho ngài mang ấn đại tướng quân, lại gả công chúa cho. Ngài bẩm tính trung thực, nên vua ngày càng tin yêu, giao việc giúp ấu chúa coi việc triều chính sau này... 

Lại nói, giữa lúc Phạm Tử Nghi dốc hết tài năng phò vua giúp nước, một số triều thần, thân vương hoàng tộc bàn với nhau rằng: Nguyên Soái (chỉ Phạm Tử Nghi) tuy có tài dọc ngang trời đất, có sức mạnh muôn người không địch nổi, nhưng chưa từng qua một kỳ thi cử, thử thách nào mà bỗng chốc được nhà vua tin dùng, sao tránh được họa về sau. Ngài bèn dâng biểu tấu với vua rằng: "... Thần là kẻ bất tài, phụ lời uỷ thác của Tiên vương, không giúp được đức vua để chính đốn triều đình, vỗ yên thiên hạ. Tiểu thần xin đem người, ngựa, quân lính dưới quyền, xin tiến lên vùng Lưỡng Quảng (tức Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc) thu phục lại đất cũ của nhà nước, để rửa cái hổ thẹn trăm năm ấy. Đó là nguyện vọng của thần đã lâu, xin minh quân đèn trời soi xét. Ngài lạy tạ rồi về đất Đông Châu sửa sang thuyền bè, chính đốn quân sĩ, tiến lên biên giới Đông bắc. Đạo quân của Ngài đánh đâu thắng đó, thu phục được đất cũ của giang sơn. Nhà Minh sai sứ mang thư trách rằng: "Nước nhỏ mà dám trơ tráo lấn cướp nước lớn". Phạm Tử Nghi bảo sứ giả rằng: "Mã Viện nhà Hán vì cớ gì sang chiếm đất cũ của tổ tiên ta. Nay ta là tướng soái nhà nước làm như vậy là do chức phận. Ngươi mau về nói với vua nhà ngươi rằng, nếu muốn hòa thì đừng lấn đất của ta nữa. ta cũng chẳng cho quân lính động chạm đến ai. Nếu muốn đánh nhau thì xuống đất Giang Nam, bố trí hẳn hoi quyết xem ai được ai thua". 

Lại nói đến, khi Ngài cho người về kinh báo tin thắng trận, vua cho sứ giả mang cờ tiết mao đến ban phong cho Ngài tước Tứ Dương Hầu và sắc chỉ phong chức Nam Dương đông Nguyên Soái, phò mã đô uý, thái uý, Thành Quốc Công. Vì thế, ngài lại chỉnh đốn người ngựa, thuyền xe, nhằm đất Nam kinh mà tiến. Người Trung Quốc hoảng sợ, tìm kế hiểm chống lại. Họ dùng thuyền nhẹ vượt biển, tìm về Vĩnh Niệm, lừa thân mẫu của ông tại tư gia. Rồi người Minh sai sứ giả cầm thư sang oán trách vua ta và nói với Tứ Dương Hầu rằng muốn tính mạng mẹ được an toàn thì phải tự trói xin hàng. 

Phạm Tử Nghi ngày đêm lo nghĩ đến đạo làm con sao cho tròn chữ hiếu, trong lòng rối bời, việc quân trễ nải. Ông chỉ có một mạng muốn hai nước giảng hòa, Bắc Nam thề ước không bao giờ xâm phạm đến nhau nữa đã bàn chước bãi kinh. Bằng không đối phương gây khó dễ thì buộc ta phải cất đại binh tiến vào Nam Kinh, quyết sống mái một trận để rửa nhục cho nước, báo thù cho mẹ. Nghĩ vậy nên Tử Nghi mới cùng với sứ giả bàn về nghi thức đón mẹ, nghi lễ giảng hòa và hẹn ngày hội ước. Đúng hẹn ông ấy chỉ mang theo một vài cận thần tới trại giặc họp bàn, thấy cờ quạt trang nghiêm nhưng vắng lặng, trong bụng rất lấy làm lạ. Bỗng trên tường thành xuất hiện một viên tướng Tàu mặt mày hung dữ, vươn cổ thét lớn: "Hỡi Nguyên soái nước Việt, sao không xuống ngựa tự trói lại, còn chờ gì nữa ?" Tử Nghi biết là trúng phải kế độc của kẻ thù, bèn tuổi gươm, tiếng gọi lớn: "Mẹ ... mẹ ... mẹ ơi, mẹ ơi nơi nào". 

Chợt tiếng pháo nổ ran, bốn mặt tên tới tấp bay tới, ngài múa gươm đón đánh, vừa che mình, vừa nguyền rủa kè thù: "Chúng bay là lũ tiểu nhân, lòng lang dạ sói, nuốt lời hẹn ước. Ta thề sống chưa báo được thù cho nước thì chết sẽ quyết rửa hận cho nhà". Nói xong, ngã ngựa tuẫn tiết. Hôm đó là ngày 14 tháng 9 Âm lịch. Giặc chém bêu đầu, treo giữa chợ, xác đốt thành tro rải khắp nơi theo chiều gió thổi. Ngay sau đó tức thì, dân toàn vùng ấy lại mắc ôn dịch lớn, người cùng gia súc chết la liệt, đất trời u ám một màu tang tóc. Trên không trung, giữa thanh vắng, đâu đâu vắng tiếng Ngài: "Muốn tử tế hãy trả đầu cho ta". Cả nước Trung Hoa náo động, triều đình nhà Minh sợ hãi vội sai người làm lễ tạ tội, đặt thủ cấp Ngài vào trong quách đá rồi lấy lễ công hầu tiễn đưa và phong cho Ngài làm Thượng đẳng phúc thần miền biên giới hai nước. 

Tương truyền, quách đá quan tài được đặt trên chiếc bè nhỏ thả trôi theo dòng nước sang đất Nam, đến đầm Hồng thì có một ngư ông nằm mộng đem thuyền ra đón. Dường như không cần phải chèo lái, thuyền cứ thế trôi đi vun vút qua một đêm thì đến bến sông làng Vĩnh Niệm thì dừng hẳn lại, đẩy không đí và sấm dậy, chớp dồn nổi lên ầm ầm. Dân làng Vĩnh Niệm từ quan viên đến trai tráng, nam phụ lão ấu đã tề chỉnh nghê rước quan tài của Ngài do đức thánh hiển linh mộng báo, về đến chỗ lăng hiện nay (lăng Đôn Nghĩa) thì hạ xuống làm lễ an táng. Sau đó, dân làng còn xây miếu, lập đình thờ cúng Ngài rất trang nghiêm. 

Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi tuy sống làm quan cho triều Mạc, mà khi thác còn được nhận sắc phong của Triều Lê, thế mới biết công với nước của Ngài khi làm tướng đã to, nhưng ơn giúp dân của Ngài khi thác cũng hết sức lớn. Do vậy, các triều vua sau đều có sắc phong, phàm hai bên bờ sông thuộc địa phận hai nước, chỗ nào mà hòm thủ cấp ngài trôi qua đều cho phép dựng đền miếu thờ. Nhưng có lẽ những đình đài tôn thờ và tưởng niệm Phạm Tử Nghi ở quê hương ông đẹp đẽ và linh ứng nhất như: Từ Nghĩa Xá, Lăng miếu Đôn Nghĩa và đình Niệm Nghĩa. Thật đúng là: "Tích tại (iệm trang thiên cổ miếu / Danh truyền hải quân tứ linh từ" 

Phạm Tử Nghi là một dũng tướng, ông bước lên vũ đài chính trị thời Lê - Mạc bằng thanh gươm bạc và sức khoẻ phi thường. Xuất thân từ tầng lớp bình dân, làm tướng tới chức Nguyên Soái, làm quan tới chức phò mã Đô uý, Thái uý, tước thành quốc công. Tứ dương hầu Phạm Tử Nghi là người có công lớn đối với quê hương, tên tuổi của ông thấm sâu và vang vọng trong lòng quần chúng. Đặc biệt khi chết còn được ban phong là Nam Hải linh ứng đại vương.

Hiếm có người nào đạt được công lao, danh vọng và tài hiển linh như Đức Thánh Niệm Phạm Tử Nghi. 

IV. SINH HOẠT VĂN HÓA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG: 

Nhân dân Đôn Nghĩa cũng giống như nhiều làng quê khác, rất kính trọng vị thành hoàng bảo hộ làng quê minh. Đức Thánh Phạm Tử Nghi không chỉ là người có công với nước mà còn có công mở rộng, phát triển làng xóm Đôn Nghĩa xưa 

Hàng năm dân làng làm lễ tế Thành hoàng vào dịp kỷ niệm Thánh sinh (ngày mồng 2 tháng 2 âm lịch) và ngày Thánh hóa (14 tháng 9 âm lịch). 

Tế Thánh là dịp để dân làng tưởng niệm, nêu công đức và cầu thần phù hộ cho làng được nhân khang vật thịnh. Tế lễ, mở hội miếu Đôn Nghĩa đồng thời cũng là hội làng, dân gian quen gọi là vào đám được tổ chức vào ngày Thánh hóa từ 14 đến 18 tháng 9 âm lịch hàng năm. 

Lễ hội miếu Đôn Nghĩa được tổ chức hàng năm là dịp để cộng đồng làng xã được vui chơi, giải trí sau một chu kỳ tất bật mưu cầu sinh nhai. Ngày ấy khắp xóm thần tưng bừng nhộn nhịp hẳn lên giữa sự yên tĩnh thường nhật sau luỹ tre xanh làng quê. 

Theo lệ cổ thì ngày 14/9 cả tổng hợp tế, ngày hôm sau (15/9) cả huyện hợp tế, các xã thôn có đình miếu ven sông thì cúng tế riêng. Đặc biệt trong các lễ đảo vũ (vào những năm hạn hán kéo dài) chủ tế thường phải là tri huyện và đồ tế dâng được sắm bằng tiền công quỹ. Tương truyền rất linh ứng, lễ cầu nào cũng có mưa. Bởi thế đời Lê Cảnh Trị thứ 8, năm Canh Tuất (1670) có sắc phong là: "Có công giữ nước, giúp dân, có ơn đức rất mực, đã cất công dấy nghiệp, chức Nam dương đông Nguyên soái, tóm thâu làm tiết chế cả mọi dinh thuỷ bộ của hai nước ở khắp nơi, Phò mã đô uý, Thái uý Thành Quốc Công, phong là thần Nam Hải linh ứng đại vương". 

Hội miếu Đôn Nghĩa luôn tuân thủ nghiêm ngặt theo trật tự nghi lễ được truyền nguyên xi từ đời này sang đời khác và giống như bao lễ hội của nhiều đình làng quanh vùng khác. 

Nhìn chung, mấy năm gần đây, hội lăng miếu Đôn Nghĩa mới được khôi phục trở lại. Đó là một sinh hoạt văn hóa tinh thần bổ ích, giúp cho bà

con thêm yêu quê hương đất nước, tình làng nghĩa xóm, thêm gắn bó, góp phần giáo dục lòng kính trọng đối với các bậc tiền nhân có công với quê hương, dân làng. 

Sau những ngày hội đình tưng bừng, náo nhiệt, dân làng Đôn Nghĩa, xã Vĩnh Niệm lại bước vào lao động sản xuất với một tâm hồn thanh thản, lâng lâng và đã rũ bỏ được những ưu tư, phiền muộn: "Dây dưa" từ năm trước. Hội miếu với sự linh ứng của đức Thánh trong tâm linh như giúp họ có thêm sức mạnh và niềm tin vào những ngày tới làm ăn suông sẻ hơn, gặp nhiều may mắn hơn. 

Trong tương lai gần, hội lăng miếu Đôn Nghĩa sẽ là một hoạt động quyến rũ khách du lịch bốn phương. 

V. KHẢO TẢ DI TÍCH: 

1. Bố cục cảnh quan di tích miếu Đôn Nghĩa và lăng Tử Dương Hầu Phạm Tử Nghi

Lăng Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi nằm liền kề sát phía sau tòa hậu cung. Lăng hình bát giác, một cạnh xấp xỉ 4,5 m. Quanh lăng trồng hàng cây đại tốt tươi, góp phần tạo cho khu lăng mộ thêm vẻ huyền bí, linh thiêng. 

Miếu Đôn Nghĩa là một công trình kiến trúc - Nghệ thuật cổ kính, nơi diễn ra nhiều sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội cổ truyền của nhân dân địa phương gồm một số đơn nguyên kiến trúc chính như: Tam Quan sừng sững, tòa cổ miếu nguy nga, lăng mộ Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi bề thế, điện thờ Thánh phụ và Thánh mẫu, nhà khách, khu vườn cảnh quanh năm xanh tốt... 

Tòa cổ miếu bố cục theo lối "Tiền nhất hậu đinh" gồm tòa triền đường 5 gian, tòa trung đường 3 gian và hậu cung là tòa chuôi về 1 gian 2 dĩ. Dường như một giá trị kiến trúc nghệ thuật của cổ miếu tập trung ở tòa tiền đường, tiêu biểu cho phong cách dân tộc thế kỷ XIX. Tòa trung đường và hậu cung chủ yếu được làm theo lối "bào trơn đóng bén". Miếu quay hướng chính Nam thể hiện quan niệm "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ", hay "lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng nam" của người xưa. 

Bộ mái kiến trúc miếu Đông Nghĩa được các nghệ sĩ quê xưa thể hiện sống động, linh thiêng. Mái miếu rộng và thấp, rêu phong, lợp ngói mũi hài nhỏ. Cả khối kiến trúc nặng nề nhờ có hệ thống đao cong bại bai đất hình rồng nên vẫn giữ được vẻ thành thoát, uyển chuyển của nghệ thuật kiến trúc

Việt Nam truyền thống. Bờ nóc đắp bằng vôi vữa, nơi ngự của đồ án "lưỡng long chầu nguyệt"; rồng có thân trường mập, uốn 3 khúc cân đối. Mặt nguyệt tròn, xung quanh có các đạo lửa, phía trên có hình hổ phù lớn. Đầu kìm đắp "hồi long" mang dáng dấp của thuỷ quái Ma ka ra cầu mưa thuận gió hòa. Góc mái đắp "kim nghề" dẫm chân lên quả cầu tròn. Thân nghê phủ mây cụm, đao lửa và hạt tròn tinh tú. Trong tư cách này, Nghê như là: "Vật linh" chuyển chở bầu trời. Người xưa quan niệm là con vật "vũ trụ", không bao giờ giết hại côn trùng và giẫm lên cỏ cây, nghĩa là rất hiền lành, nhân hậu. Nhưng những người đi đứng dưới sân chầu mà thiếu nghiêm túc sẽ bị "Nghê thần" trừng trị nghiêm khắc, nên mặt Nghê được thể hiện dữ tợn, đầy vẻ áp chế. 

Mặt trước tòa tiền đường lắp hệ thống cửa gỗ kiểu "cửa trùng cung khách" và "thương song hạ bản" suốt 5 gian để thu ánh sáng trời tạo cho không gian cõi linh nhuộm màu hư ảo. Xung quanh các công trình kiến trúc này, người ta xây tường gạch chắc chắn và vật liệu gạch là một kênh thông tin quan trọng giúp các nhà nghiên cứu xác định niên đại trùng tu, tôn tạo công trình. 

Dưới bộ mái kiến trúc sống động, duyên dáng này là những tác phẩm chạm khắc tinh xảo góp phần làm vẻ vang nền nghệ thuật dân tộc một thời và là cơ sở vật chất, môi trường lý tưởng để các tác phẩm điều khắc, mỹ thuật trường tồn cùng năm tháng. 

Tòa tiền đường và các công trình kiến trúc liên quan của miếu Đôn Nghĩa đều được làm hoàn toàn bằng gỗ lim nguyên cây. Qua dòng lạc khoản khắc chìm chữ Hán dưới bụng câu đầu gian trung tâm cho biết thời gian tu sửa công trình muộn nhất là vào năm Quý Dậu đời Bảo Đại (1933). 

2. Kiến trúc tòa tiền đường cổ miếu Đôn Nghĩa

Tòa tiền đường 5 gian cao rộng đứng vững trên 6 bộ vì kèo gỗ lim và hai tường hồi đốc xây gạch khoẻ khoắn. Mỗi bộ vì kèo có 4 hàng chân cột, gồm 2 cột cái và 2 cột quấn. Các cột đều thẳng tắp, đường kính từ 35 - 40cm, cao xấp xỉ 4m và được kê trên chân tảng bằng đá vôi tạo dáng tròn trên vuông dưới, có tác dụng chống lún, mối mọt. 

4 bộ vì kèo giữa có cấu tạo tương tự nhau kiểu "chồng rường giá chiêng" quen thuộc. Đội Thượng Lương "xà nóc" là dép gỗ hình thang ngửa, mặt ngoài khắc chìm chữ thọ, đỡ dép gỗ là đấu sen nằm trên lưng rường bụng lợn. Lưng rường bụng lợn uốn vồng lên như cánh cung tạo cảm giác chắc khoẻ. Đầu rường này đội đôi hoành thứ nhất. Đỡ rường bụng lợn là đỉnh cột trốn được nhô lên từ lưng câu đầu qua đấu vuông thót đáy. Từ thân cột trốn lao ra một rường ngắn đội đôi hoành thứ 2. Hoành thứ 3 kê trên rường nằm trên câu đầu. Hoành thứ 4 trên đỉnh cột cái. Câu đầu là một thân gỗ lớn nối hai đầu cột cái trong một bộ vì bằng một mộng én khớp với đấu vuông đỉnh cột. Hai bên câu đầu bào soi hình vỏ măng, chạm nổi hoa lá, mây ám cách điệu và hình cá chép tả thực. Bụng câu đầu tạo ô trang trí hình chữ nhật giống như các công trình kiến trúc gỗ nổi tiếng khác. Dưới bụng câu đầu có lắp đầu dư hình rồng truyền thống. 

Vì dưới (khu vực cốn mê) cấu tạo kiểu chồng rường chữ tam, một đầu rường đấu mộng vào thân cột cái, đầu kia kê trên nhau qua đấu sen vuông và thanh rường dưới cùng nằm trên xà nách. Các tường này đội đôi hoành thứ 5, 6, 7. Đôi hoành thứ 8 nằm trên đỉnh cột quân. Xà nách làm nhiệm vụ câu nối giữa thân cột cái với đầu cột quân trong một bộ vì. Từ cột quân lao ra một bẩy hiên ngắn và mập, đuôi bẩy khớp dưới bụng xà nách tạo thành "nghé". Đầu bẩy đỡ tàu đao của mái đua. Trên lưng bẩy nong ván "lá dong" bằng ván gỗ dầy khoét lõm để đội đôi hoành thứ 9 và thứ 10. 

Các hoành mái khá lớn đều được bào vuông thành sắc cạnh và phân bố theo lối "thượng tứ hạ lục" để đỡ hệ thống dui dày bản. Kích thước hoành xấp xỉ 10 x 12cm. 

Hai bộ vì đốc tương tự nhau và như cùng được làm bởi một hiệp thợ Từ cột cái của vì giữa, người ta dựng một xà dùi lớn nối với đầu cột cái vì giữa với cột cái hồi đốc. Trên khoảng 1/3 xà đùi (tính từ cột cái) dựng một cột trốn to tròn. Đỉnh cột trốn được chốt giữ bởi xà thượng (xà nối các đầu cột cái với nhau theo chiều dọc của tòa nhà). Giữa hai đỉnh cột trốn được nối với nhau bằng một câu đầu nhỏ. Trên câu đầu này dựng vì kèo kiểu "trụ chống ván mê" làm nhiệm vụ đỡ các đầu hoành trên của bộ mái. Đầu cột trốn xẻ mộng để khớp với kẻ góc dài. Đuôi kẻ chui qua đầu cột quân góc và đầu kẻ nhô ra một đoạn chơi vơi trong không gian kiến trúc. Khu vực cốn dọc được hình thành bởi xà dùi và cột trốn, người ta dựng vì kèo kết cấu kiểu chồng rường để đỡ các đầu hoành mái hồi (còn gọi là mái chảy). Xà góc đỡ đầu hoành dưới của bộ mái kiến trúc chính. 

Liên kết dọc của tòa tiền đường là hệ thống xà thượng, và hạ chắc khoẻ, bào soi hình vỏ măng tạo thành khung chịu lực hình chữ nhật. 

Trang trí kiến trúc của tòa tiền đường sử dụng không nhiều, chỉ đủ làm đẹp cho công trình. Điều khắc trang trí tập trung chủ yếu ở các khu vực có điều kiện phô diễn vẻ đẹp của kiến trúc: Câu đầu, vì cốn, của các vì kèo giữa, bẩy hiên, mặt ngoài xà nách. Đề tài trang trí hầu hết là hình thức chạm nổi các đề tài tứ linh, hoa lá cách điệu, mây cụm, cá chép vượt vũ môn, long mã, hoa lá hóa long, tứ quý, sóng thuỷ ba ... 

VI. NHỮNG DI VẬT ĐÁNG QUAN TÂM: 

Với hạn chế của một hồ sơ, đề nghị xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, chúng tôi chỉ xin lược tả những di vật thật tiêu biểu, làm nên sự cổ kính của di tích miếu Đôn Nghĩa mà thôi: 

1. Hương án tiền: Kích thước dài 144, ngang 100, cao 170 (cm). Kế chính giữa tòa tiền đường. Đây là một trong những chiếc hương án niên đại đầu thế kỷ 20, nhưng phần trang trí mỹ thuật hết sức tinh xảo, cầu kỳ. Trên bề mặt của hương án là đôi Long mã cách điệu thành bộ ke góc. Mặt chính, mặt sau và hai hồi bên của hương án mang tới 25 mảng chạm nổi to nhỏ khác nhau, phản ánh tư duy của người dân mong thiên hạ thái bình, âm dương hòa hợp, mưa thuận gió hòa, qua các biểu tượng trang trí mạch lạc, rõ ràng: Hổ phù hàm chữ thọ, long cuốn thuỷ, sư tử hý cầu, quần long, cúc mãn khai, tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. 

2. Bát hưng đại men hoa lam: Cao 40, đường kính 30 trang trí lưỡng long chầu nguyệt, thuỷ ba, đặt chính giữa hương án tiền (cuối thế kỷ XIX). 

3. Bát hương đá đặt trong tòa cung: Cao 23 cm, $ 20cm, phần chân đế cách điệu thành 3 cánh lá đề. Thân bát hương đá giật 3 cấp hình trụ tròn, khắc hoa văn dây leo, cánh long vân khánh hội (cuối thế kỷ XIX). 

4. Long đình: 1 chiếc, niên đại nghệ thuật cuối thế kỷ XIX. 5. Chấp kích: 10 thanh, gồm đại đao, côn, chuỳ, thương, giáo (đầu thế kỷ XX). 

6. Bát bửu: 8 thanh, cả hai bộ này được gác trên giá gỗ, trong khuôn viên di tích (đầu thế kỷ XX). 

7. Kiệu bát cống: 1 bộ, gồm một tập hợp 8 thanh đòn tay rồng, liên hệ ghép nối với nhau qua khớp bánh chè. Với biểu tượng: Rồng chầu trước anh linh vị thần được thờ trong di tích (cuối thế kỷ 19). 

8. Đại tự: 3 bức trang trí cách điệu thế cuốn thư mở, luồn đốc kiếm, chữ đề trên nền hoa gấm, mang nội dung ca ngợi vị thần: 

- Lưỡng quốc linh ứng 

- Vạn tuế phúc thần 

- Hiệu nhiên chính khí 

9. Câu đối: Có 10 đôi, gồm các loại câu đối gỗ phẳng, và lòng máng trang trí đẹp, chữ đề rõ ràng, do các tộc họ địa phương và du khách cúng 

tiền vào di tích. 

Chúng tôi chỉ xin trích ra nội dung câu đối tiêu biểu, thể hiện lòng dân hậu thế ca ngợi vai trò lịch sử của ông. 

a. Tướng Mạc, thời Lê danh bất hủ Cừu Minh, hận Hán tiết vị cao. 

b. Thần Thánh Hải Sơn, Chung lưỡng quốc linh thanh truyền sử sách. 

10. Khám thờ - thần tượng: Đặt tại vị trí trang trọng nơi cung cấm. 

Đây là hiện vật do các Nghệ nhân phường tạc tượng Vĩnh Bảo thể hiện trong dịp dân làng Đô Nghĩa tu bổ, tôn tạo lại lăng miếu (1990). Tượng gỗ, lối tròn, diễn tả trong tư thế thiết triều, nhưng nét mặt giận dữ, một tay như đang nắm chặt bức tối hậu thư của đối phương gửi đến, ép phải bãi quân. Tuy là tác phẩm mới tạo, nhưng vẫn tuân thủ theo lối luật của phong cách tạc tượng thời cổ. 

11. Đôi quán tẩy : Cao 135, cách điệu theo thức trúc hóa long, sen cúc mãn khai ở phần bệ. Ngoài ra, ở gian cung ngoài của di tích, có 2 ban ngai, án phối thờ các quan tả hữu cùng các vị hậu thần phối hưởng (Đầu thế kỷ XX). 

VII. LOẠI HÌNH DI TÍCH: 

Lăng miếu Đôn Nghiêm là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, một đài tưởng niệm về Nam Hải đại vương, Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi tại quê hương ông. Xét nội dung giá trị hiện tồn của di tích, chúng tôi xếp miếu Đôn Nghĩa và lăng Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi vào loại hình di tích lịch sử văn hóa. 

VIII. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, NGHỆ THUẬT VÀ VĂN HÓA: 

Miếu Đôn Nghĩa và lăng Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi là công trình kiến trúc nghệ thuật cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn, nơi bảo lưu nhiều tập tục, sinh hoạt văn hóa và lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương. Khu di tích cùng với Từ Nghĩa Xá, đình Niệm Nghĩa tạo thành một quần thể di tích đầy đủ về danh nhân Phạm Tử Nghi ở quê hương ông. 

 

 

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke